Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếKinh doanh trái phép bị xử lý thế nào theo quy định...

Kinh doanh trái phép bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật

Kinh doanh trái phép là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự năm 1999, tuy nhiên đến Bộ luật hình sự hiện hành thì tội danh này đã bị bãi bỏ nhằm phù hợp với điều kiện nhất định của xã hội hiện nay. Bài viết sau đây, Luật hình sự sẽ tư vấn rõ về kinh doanh trái phép bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật.

kinh doanh trái phép
Quy định về tội kinh doanh trái phép

Thế nào là kinh doanh trái phép

Kinh doanh trái phép được hiểu là hành vi kinh doanh mà không có đăng ký kinh doanh, hay kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh mà không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép.

Yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép

Để xác định một người phạm tội kinh doanh trái phép cần phải xác định đủ 04 yếu tố cấu thành của tội phạm này như sau:

          Một là, khách thể của tội phạm này. Tội kinh doanh trái phép xâm phạm tới trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý trong kinh doanh.

          Hai là, chủ thể của tội phạm này phải là người phải từ đủ 16 tuổi trở lên và thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015.

          Ba là, mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội kinh doanh trái phép với lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ được tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội

Lưu ý: Nếu trường hợp hành vi vi phạm quy định về kinh doanh bảo hiểm hay hành vi khác thì không truy cứu về tội này, mà tuỳ trường hợp cụ thể, hành vi của người phạm tội đủ yếu tố cấu thành của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

          Bốn là, mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép thể hiện qua hành vi khách quan đó là một trong các trường hợp sau:

               – Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh là trường hợp kinh doanh mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, người kinh doanh không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tránh sự kiểm soát của Nhà nước về hoạt động kinh doanh.

               – Kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký có thể hiểu là trường hợp hoạt động kinh doanh mà không đúng với nội dung đã đăng ký (bao gồm cả trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp không có giấy phép). Tuy nhiên, nếu hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký lại cấu thành một tội phạm khác thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về tội phạm tương ứng chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội kinh doanh trái phép nữa như tội vi phạm quy định về đấu thầu,…

               – Kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định là phải có giấy phép là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì loại hoạt động kinh doanh này phải được xin phép và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh, nhưng người phạm tội đã không xin phép đúng quy định hay tuy có xin, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã không cấp hoặc chưa cấp mà vẫn cố hoạt động kinh doanh.

kinh doanh trái phép
Xử lý hình sự đối với tội kinh doanh trái phép

Quy định pháp luật về tội kinh doanh trái phép

Tội kinh doanh trái phép là tội phạm được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 với nội dung cụ thể của quy định như sau:

Điều 159. Tội kinh doanh trái phép 

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

d) Thu lợi bất chính lớn.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.           

Quy định của tội kinh doanh trái phép Điều 159 Bộ luật hình sự 1999 đã bị bãi bỏ ở Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 do không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như sự phát triển của xã hội nhất. Việc bãi bỏ tội này là phù hợp với Hiến pháp 2013, tôn trọng và đảm bảo về quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được đầu tư và kinh doanh những gì pháp luật không cấm. 

Mức xử phạt đối với tội kinh doanh trái phép

Tội kinh doanh trái phép được quy định với 02 mức phạt chính và 01 mức phạt bổ sung như sau:

            Khung hình phạt 1: với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ tới 02 năm;

          Khung hình phạt 2: với mức phạt tù từ 03 tháng tới 02 năm khi có các tình tiết tại khoản 2;

            Về hình phạt bổ sung,người phạm tội ngoài hình phạt chính trên còn có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng tới 30.000.000đồng.

               Trên đây là những thông tin tư vấn về tội kinh doanh trái phép bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ những thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ ngay tới Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments