Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếTội vi phạm quy định về đấu thầu bị xử lý hình...

Tội vi phạm quy định về đấu thầu bị xử lý hình sự như thế nào

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người muốn gọi thầu sẽ công bố các yêu cầu, điều kiện để xây dựng công trình và người dự thầu sẽ công bố giá muốn nhận. Sau đó, người gọi thầu sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Vậy tội vi phạm quy định về đấu thầu bị xử lý hình sự như thế nào? Cùng Luật Hình sự theo dõi qua bài viết sau nhé!

Khái niệm đấu thầu

Theo khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để cung cấp các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn; dịch vụ mua sắm hàng hóa, xây lắp; và lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư theo dạng đối tác công tư, có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả về kinh tế.

Quy định về đấu thầu

Từ Điều 20 – Điều 27 Luật Đấu thầu 2013 quy định các hình thức đấu thầu trong nước:

  • – Đấu thầu rộng rãi;
  • – Đấu thầu hạn chế;
  • – Chỉ định thầu;
  • – Mua sắm trực tiếp;
  • – Chào hàng cạnh tranh;
    – Ngoài ra còn một số hình thức đấu thầu khác nữa.
vi phạm quy định về đấu thầu
Tội vi phạm quy định về đấu thầu bị xử lý hình sự như thế nào
  1. Trường hợp không buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu:
  • – Cá nhân trong ban quản lý dự án (sẽ giải thể khi kết thúc dự án);
  • – Cá nhân trong các phòng của Cục, Vụ, Sở, huyện hay doanh nghiệp Nhà nước… tham gia theo nhiệm vụ và không hoạt động chuyên nghiệp.
  • – Cá nhân tham gia trực tiếp với dạng mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên và không hoạt động chuyên nghiệp.

Yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu

  • – Khách thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu: Tội vi phạm quy định về đấu thầu xâm phạm việc quản lý hoạt động đấu thầu những công trình, dự án của Nhà nước; đến việc thực hiện chính sách đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội; và làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, hình ảnh quốc gia.
    – Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu:
    Hành vi: là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về hoạt động đấu thầu và gây ra thiệt hại về tài sản của người khác, cụ thể gồm các hành vi sau: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; hành vi vi phạm quy định về công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn gói thầu chưa xác định gây ra nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép.
    Hậu quả: thiệt hại về tài sản ở đây không chỉ là mỗi thiệt hại của Nhà nước mà còn có thể là thiệt hại của nhà thầu, những cá nhân, tổ chức khác,…
    – Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu: Bên cạnh yêu cầu người phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thì đối với tội danh này, chủ thể của tội vi phạm các quy định về đấu thầu phải là người nào thực hiện các công việc trong quá trình đấu thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu hay bên tư vấn, giám sát,…
    – Mặt chủ quan của tội vi phạm các quy định về đấu thầu: Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
    Động cơ và mục đích phạm tội không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.

Quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về đấu thầu

vi phạm quy định về đấu thầu
Tội vi phạm quy định về đấu thầu bị xử lý hình sự như thế nào
  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 thì những tổ chức hay cá nhân nào vi phạm quy định về đấu thầu sẽ phải tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà xử lý kỷ luật hay phạt vi phạm hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Thông thường các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu thầu mà có gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hay cá nhân sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Đồng thời, Điều 222 BLHS 2015 cũng có quy định tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù với trường hợp gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.
    Nếu người nào can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; hay thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; hoặc là chuyển nhượng thầu trái phép,… bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ – 20 năm tù giam tùy theo mức độ vi phạm.

Các biện pháp hạn chế vi phạm đấu thầu

  • Dù pháp luật có quy định tương đối đầy đủ về các hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu vẫn tư tìm mọi cách để cố tình vi phạm nhằm mục đích trục lợi bất chính. Đây sẽ là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
    Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 có quy định với trường hợp mà gói thầu mua thuốc, hóa chất hay vật tư, thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách sẽ thực hiện theo thủ tục chỉ định thầu. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 25/2020/NĐ-CP để thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP có nhiều quy định mới về lựa chọn nhà thầu.
    Khi thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật để tăng cường trách nhiệm của các chủ đầu tư, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để hạn chế những hành vi vi phạm trong hoạt động đấu thầu.

Trên đây là những chia sẻ về đấu thầu và tội vi phạm quy định về đấu thầu. Bạn có thể tham khảo thêm một số tội danh liên quan như tội bán đấu giá tài sản tại đây để có thêm kiến thức. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments