Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếTội gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào...

Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào theo quy định luật hình sự

Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất ổn định trật tự xã hội, công cộng dẫn tới gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội cũng như hoạt động bình thường của toàn xã hội. Bài viết sau đây, Luật Hình sự sẽ làm rõ những quy định của pháp luật về xử lý tội gây rối trật tự công cộng.

tội gây rối trật tự công cộng
Xử lý hình sự tội gây rối trật tự công cộng

Khái niệm gây rối trật tự công cộng

Theo quy định về xử lý tội gây rối trật tự công cộng, có thể hiểu gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối, cố ý làm phá vỡ trật tự ổn định, có tổ chức, có quy định ở nơi công cộng, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có khả năng gây thiệt hại đến những lợi ích nhất định của nhà nước, của xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà được pháp luật bảo vệ, từ việc vi phạm các quy tắc sống lành mạnh hay nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hoạt động bình thường của tất cả mọi người ở những nơi công cộng.

Dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng

Để xác định một người phạm tội cần phải xác định đủ 04 dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng như sau:

          Một là, khách thể của tội phạm này. Tội gây rối trật tự công cộng không những xâm phạm tới trật tự công cộng, an toàn xã hội mà còn xâm phạm tới tính mạng cũng như sức khỏa, tài sản của người khác.

          Hai là, chủ thể của tội là người đã từ đủ 16 tuổi trở lên và thỏa mãn điều kiện đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

          Ba là, mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ được tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng.

          Bốn là, mặt khách quan của tội thể hiện qua hành vi khách quan đó là hành vi gây rối trật tự công cộng như có những lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại địa điểm công cộng; có các hành vi dùng vũ lực để quậy phá, đạp phá, làm hư hỏng các tài sản của nhà nước hay của công dân ở nơi công cộng (có thể kể đến đập phá tượng đài hay làm hư các biểu tượng hoặc các tranh cổ động, xe ô tô…);…

tội gây rối trật tự công cộng
Các hành vi gây rối trật tự công cộng

          Hành vi gây rối trật tự công cộng của người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng khi hành vi đó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự an toàn của xã hội hay đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối này hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Cụ thể về hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng như gây cản trở, ách tắc giao thông tới dưới 2 giờ; cản trở sự hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế hay tổ chức xã hội hoặc đơn vị vũ trang nhân dân; gây ra thiệt hại về tài sản mà có giá trị từ mười triệu đồng trở lên…

Lưu ý: Người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng mà gây ra sự cản trở đối với công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xuất nhập cảnh trái phép thì không cấu thành tội gây rối trật tự cộng cộng. Nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội theo Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất nhập cảnh.

          Còn trường hợp người phạm tội gây rối trật tự công cộng, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới an ninh thông qua thực hiện hành vi đua xe trái phép mà nếu đủ yếu tố cấu thành tội đua xe trái phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quy định pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng

Tội này được pháp luật hình sự quy định cụ thể tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với 02 khoản truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trong đó mức phạt cao nhất có thể bị áp dụng là 07 năm. Cụ thể quy định như sau:

“Điều 318 Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

tội gây rối trật tự công cộng
Tội gây rối trật tự công cộng

Xử lý hành chính đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng

Trường hợp người thực hiện hành vi gây rối trật tự cộng cộng chưa đủ yếu tố cấu hành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định Bộ luật hình sự hiện hành thì hành vi gây rối trật tự công cộng này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Xử lý hình sự đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng

Trường hợp hành vi gây rối trật tự công cộng trên đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong 2 khung hình phạt sau:

          – Khung hình phạt 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng hay phạt cải tạo không giam giữ tới 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng tới 02 năm.

          – Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm khi người phạm tội có các tình tiết tại khoản 2 Điều này.

          Trên đây là những thông tin tư vấn về quy định của luật hình sự về xử lý đối với tội gây rối trật tự công cộng mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ tới Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments