Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếTội lừa đảo 200 triệu đồng thì xử lý thế nào theo...

Tội lừa đảo 200 triệu đồng thì xử lý thế nào theo quy định pháp luật

Tài sản luôn là mối quan tâm của mỗi người, khi chúng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức nào đó thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Vậy nếu có hành vi lừa đảo 200 triệu đồng thì sẽ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khái quát chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trước khi trả lời câu hỏi “Lừa đảo 200 triệu đồng bị phạt như thế nào?” thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan tới tội danh Tội lừa đảo chiếm đạt tài sản. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để làm cho chủ sở hữu hay người quản lý tài sản tin nhầm và giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi chính có quan hệ mật thiết với nhau là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Trong đó, hành vi lừa dối là một điều kiện tiên quyết để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra và hành vi chiếm đoạt chính là kết quả, là mục đích cuối cùng của hành vi lừa dối.
Theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mức phạt nhẹ nhất đôi với tội phạm này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt cao nhất là tù chung thân tuỳ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể.
Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu tài sản.

Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

lừa đảo 200 triệu đồng
Tội lừa đảo 200 triệu đồng thì xử lý thế nào theo quy định pháp luật

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan là có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

  • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng lại làm người khác tin đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Thủ đoạn này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, chữ viết hoặc hành động,… (ví dụ như kẻ phạm tội nói là mượn xe để đi chợ nhưng sau khi lấy được xe rồi thì đem bán lấy tiền tiêu xài và không trả lại xe cho chủ xe) hoặc là giả vờ vay, mượn, thuê tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.
  • Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác trở thành tài sản của mình. Hành vi này gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối như chúng tôi đã nêu ở trên.
    Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên. Nếu trường hợp giá trị tài sản dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc là đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội danh này, dù chưa được xoá án tích mà vẫn còn vi phạm thì người thực hiện hành vi phạm tội nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Đây là một dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khách thể của tội phạm

  1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan của tội phạm

lừa đảo 200 triệu đồng
Tội lừa đảo 200 triệu đồng thì xử lý thế nào theo quy định pháp luật
  1. Lỗi ở đây là lỗi cố ý. Tuy nhiên cần lưu ý như sau:
    Về mặt ý chí, người phạm tội này bao giờ cũng có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. Ý thức chiếm đoạt tài sản phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản đó, đồng thời thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Trường hợp sau khi người phạm tội có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể

  1. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào nào có đủ độ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Lừa đảo 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị xử phạt bao nhiêu năm?

  1. Theo quy định của pháp luật hiện nay tại Điều 174 BLHS 2015, cụ thể tại Khoản 3 như sau:
  2. “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”
  3. Như vậy trường hợp lừa đảo 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 174 BLHS 2015.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như là hành vi lừa đảo 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị xử phạt ra sao. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ bản chất của tội danh phổ biến này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều tội danh khác tại Luật hình sự để bổ sung kiến thức pháp luật hình sự cho bản thân. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments