Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Homebiện pháp tư phápHình phạt là gì? Quy đinh pháp luật hiện hành về hình...

Hình phạt là gì? Quy đinh pháp luật hiện hành về hình phạt

Tại bất kì nơi nào, thời gian nào và con người nào cũng sẽ trải qua những sai lầm dù ít hay nhiều, và những bài học cùng hình phạt sẽ là 1 phần để giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn, tốt hơn. Xét về phương diện lớn hơn là vấn đề tội phạm và phạm tội thì hình phạt sẽ là những cách trừng trị, ren đe, giáo dục để giúp những cá nhân lầm lỡ đi đúng hướng và giúp họ cảm thấy tội lỗi về việc làm của mình. Từ đó cải thiện và giúp xã hội tốt hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng với luật hình sự tìm hiểu về hình phạt là gì và các quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này.

hình phạt và quy định pháp luật hiện hành về hình phạt
hình phạt và quy định pháp luật hiện hành về hình phạt

Hình phạt là gì?

Đây là 1 hình thức dùng để giáo dục, răng đe, trừng phạt những cá nhân, tổ chức có các hành vi trái với quy định của các cơ quan, tổ chức hay quy định được nêu cụ thể trong bộ luật hình sự. Có rất nhiều hình thức sử dụng hình phạt khác nhau, tùy vào mức độ và tính chất của sự việc cũng như hậu quả của nó để đưa ra mức phạt phù hợp. Có thể xét đến trách nhiệm pháp lí và hợp tình trong nhiều tình huống để tăng tính giáo dục của việc phạt ai đó. Đây chính là chức năng cao nhất trong giáo dục con người của hình phạt.

Theo quy định nằm trong điều 30 của bộ luật hình sự năm 2015 và sữa đổi bổ sung 2017 nêu rõ:

Hình phạt là biện pháp dùng để cưỡng chế một cách nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định cụ thể trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng các hình thức và biện pháp đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại đó.

Quy định pháp luật về hình phạt

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế, kiểm soát, chế tài của nhà nước, hình phạt là một trong những biện pháp cưỡng chế được xem như hình thức phạt nhà nước nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt được thể hiện rõ ở nội dung tước bỏ, hạn chế các quyền và lơi ích hợp pháp của người bị kết án, định tội như quyền sở hữu, quyền tự do các nhân và có thể cả quyển sống còn của con người,.. cũng như các hậu quả pháp lí kèm theo mà họ phải gánh chịu được gọi là án tích. Đây là biện pháp cưỡng chế nhà nước, hình phạt luôn được bảo đảm thi hành quyết liệt bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.

Hình phạt chỉ có thể được tổ chức nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là do Tòa án nhân danh nhà nước áp dụng trực tiếp đối với chính người phạm tội, nhằm mục các đích trừng trị và giáo dục họ thay đổi hay chấp nhận tội lỗi. Qua đó, hình phạt cũng nhằm hướng đến việc giáo dục người khác biết cách tôn trọng pháp luật, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với mục đích như vậy thì hình phạt được quy định cụ thể trong luật hình sự Việt Nam không có các tính chất nặng như tính nhục hình, đày đọa thể xác và không có chà đạp phẩm giá của bất kì con người nào.

Các hình phạt được quy định cụ thể và rõ ràng trong luật hình sự tạo thành hệ thống hình phạt đặc thù với hai loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Các hình phạt cụ thể, chi tiết của hai loại hình phạt này đều được Luật hình sự quy định rõ ràng về nội dung, hình thưc, mức độ cũng như về điều kiện áp dụng.

Đặc điểm của hình phạt

  • Hình phạt là 1 biện pháp áp dụng tính cưỡng chế cao nhất.

Hình phạt được xem là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất nằm trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế quy định chặt chẽ của Nhà nước. Hình phạt được Nhà nước sử dụng như là 1 công cụ, phương tiện hữu hiệu trong phòng chống tội phạm, để bảo vệ lợi ích và các giá trị quan trọng của Nhà nước, của xã hội và cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của tất cả công dân.

Tính chất nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện rõ ở chỗ người bị kết án có thể bị tước đi hoặc bị hạn chế đi quyền tự do, quyền liên quan đến tài sản, về chính trị, và cả việc tước đi cả quyền sống. Đối với trường hợp pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh, trong đó có việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động sản suất, kinh doanh có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, hình phạt cũng để lại những hậu quả pháp lí được xem như án tích cho người đó hoặc pháp nhân thương mại đã bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

  • Hình phạt được thực hiện do luật quy định và do tòa án áp dụng lên đối tượng.

Các dấu hiệu cụ thể: tính nguy hiểm gây cho xã hội của hành vi mà đối tượng gây ra; tính trái quy định của pháp luật hình sự và tính có lỗi của người phạm tội, gây án. Tất cả luôn gắn liền với tính chịu hình phạt. Vì thế, cùng với việc xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm thì nó cũng đòi hỏi phải quy định rõ ràng và cụ thể trong luật để có thể phân loại và mức hình phạt áp dụng cho người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện các hành vi vi phạm đó.

  • Chỉ áp dụng với người hoặc pháp nhân có hành vi thực hiện việc phạm tội.

Các hình phạt chỉ được áp dụng với những cá nhân và pháp nhân đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và có áp dụng khung hình phạt theo quy định có trong luật hình sự. Ngoài ra nếu không có các yếu tố liên quan đến tội phạm sẽ không bị áp dụng các hình phạt.

Các loại hình phạt

hình phạt
hình phạt

Bao gồm 2 loại hình phạt được áp dụng, đó là các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

  • các hình phạt áp dụng chính:

a) Hình phạt Cảnh cáo;

b) Tiến hành Phạt tiền;

c) Phạt Cải tạo không giam giữ;

d) Yêu cầu Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn đối với tội phạm;

e) Phạt mức án là Tù chung thân;

g) Cao nhất là Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung như sau:

a) Cấm việc tiến hành đảm nhiệm các chức vụ trong xã hội, cấm hành nghề liên quan hoặc làm các công việc nhất định theo quy định;

b) Cấm cư trú ở một số nơi;

c) Quản chế nơi cư trú;

d) Tước đi một số quyền công dân hợp pháp;

đ) Tịch thu tài sản của đối tượng phạm tội;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng đến các mức phạt là hình phạt chính;

g) Tiến hành trục xuất, khi không áp dụng đến mức phạt là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi loại tội phạm, người phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một khung hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số mức hình phạt bổ sung.

Phạt cảnh cáo là việc áp dụng hình phạt  đối với người phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng và bên cạnh đó là có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng thực tế là chưa đến mức miễn hình phạt, hình phạt có thể mang tính chất là khiển trách, nhắc nhở.

Ví dụ về hình phạt

khi bạn tự ý nghỉ việc tại công ty hay cơ quan mà không có giấy xin phép hay báo trước sẽ bị phạt cảnh cáo.

Khi bạn chạy xe tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền.

Khi bạn xuất khẩu lao động nhưng khi hết hạn lại không về nước theo quy định về xuất khẩu lao động sẽ bị chính quyền bản địa, nơi cư trú phạt trục xuất.

Nếu bạn gây án mạng có thể phạt tù theo mức độ và tính chất nguy hiểm và cao nhất có thể là tử hình.

Trên đây là những thông tin bổ ích về hình phạt và các loại hình phạt. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nội dung được quy định trong luật này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments