Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
Hometội phạmTrường hợp nào được coi là phạm tội vô ý làm chết...

Trường hợp nào được coi là phạm tội vô ý làm chết người

Trong cuộc sống, đôi khi dù không mong muốn nhưng chỉ vì những hành vi vô tình mà đã có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc là chết người, còn được gọi là tội vô ý làm chết người. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì những hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

Thế nào là tội vô ý làm chết người

Theo quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thì vô ý làm chết người còn được hiểu là hành vi của một người mà họ không thấy trước được rằng hành vi của mình lại có khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó; hoặc là hành vi của một người mà họ thấy trước được hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả chết người nhưng họ lại chủ quan và tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Tương tự như các tội phạm khác thì tội vô ý làm chết người cũng có 04 yếu tố cấu thành tội phạm là chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan, cụ thể như sau:

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người nào mà từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Tội vô ý làm chết người có khách thể là quyền sống của con người. Do đó, đối tượng tác động của tội phạm này cũng chính là con người.

Mặt khách quan của tội phạm

 tội vô ý làm chết người
Trường hợp nào được coi là phạm tội vô ý làm chết người
  • Tương tự như tội giết người thì hành vi vô ý làm chết người cũng được thể hiện dưới hai dạng là hành vi hành động và hành vi không hành động.
  • Hơn nữa, tội vô ý làm chết người thuộc loại tội phạm có cấu thành vật chất, chính vì vậy mà đối với tội này thì hậu quả chết người xảy ra là một dấu hiệu bắt buộc. Tức có thể hiểu rằng nếu như hậu quả chết người chưa xảy ra thì người có hành vi vô ý này sẽ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này được.
  • Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người thì hai yếu tố này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Về hậu quả của hành vi là khiến cho nạn nhân bị chết chính là do xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội mà gây ra.

Mặt chủ quan của tội phạm

  • Mặt chủ quan của tội phạm là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt tội cô ý làm chết người với tội giết người, đặc biệt là dựa vào ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng nhất. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình thì lỗi ở đây được xác định là lỗi vô ý (bao gồm cả lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin của chủ thể phạm tội).
  • Thứ nhất với hậu quả là làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả. Đây là trường hợp mà một người đã thiếu cẩn trọng, chủ quan khi thực hiện hành vi của mình, họ đã không thấy trước được khả năng rằng hành vi đó có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
  • Thứ hai là hậu quả làm chết người do lỗi vô ý vì quá tự tin. Đây là trường hợp người phạm tội đã thấy trước được hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hiểm chết người, nhưng vì họ đã tin rằng hậu quả này sẽ không xảy ra và có thể được ngăn ngừa. Nhưng thực tế cuối cùng thì hậu quả chết người đó vẫn xảy ra ngoài ý muốn.

Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết người được pháp luật Việt Nam quy định rõ trong Bộ Luật Hình sự, cụ thể là tại Điều 128.

 tội vô ý làm chết người
Trường hợp nào được coi là phạm tội vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết người phạt bao nhiêu năm tù

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đối với tội vô ý làm chết người, người phạm tội sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt khác nhau tùy theo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hậu quả gây ra. Cụ thể như sau:

– Nếu hành vi vô ý đó gây hậu quả là làm chết 01 người thì người đó sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

  • – Nếu hành vi vô ý đó gây hậu quả là làm chết từ 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị Tòa án tuyên án mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  • Chúng ta có thể thấy, dù người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi vô ý của mình. Quy định này của pháp luật nhằm hướng đến mục tiêu đề cao tính mạng con người, quyền được sống của mọi công dân. Đồng thời cũng nhằm mục đích răn đe, giáo dục những đối tượng cẩu thả hoặc lợi dụng yếu tố vô ý để gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội, cụ thể là làm chết người.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hình sự về tội vô ý làm chết người và những quy định của pháp liên quan đến tội phạm này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn phần nào hình dung và có cái nhìn tổng quan nhất về tội phạm vô ý làm chết người. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến một số tội phạm nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người khác thì bạn cũng có tham khảo thêm về Tội xúi giục người khác tự sát để nắm được kiến thức tội danh này. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments