Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
Hometội phạmQuy định pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản...

Quy định pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản mới nhất

Tội sử dụng trái phép tài sản là một trong những tội danh về xâm phạm quyền sở hữu được quy định trong BLHS 2015. Vậy sử dụng trái phép tài sản là gì? Những quy định của pháp luật về tội danh này thế nào? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Khái niệm sử dụng trái phép tài sản

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi của một người khi tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản nào đó mặc dù người này không có quyền sử dụng đối với tài sản đó. Lưu ý là hành vi này của người phạm tội sẽ không làm mất quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản đó.

Chẳng hạn như anh A đang vội đi làm cho kịp giờ. Trên đường đi anh A thấy có một chiếc xe đạp dựng bên vỉa hè nên đã lấy đi. Đến chiều đi làm về thì anh A lại trả chiếc xe về vị trí cũ.

Yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản chính là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản của con người được pháp luật bảo vệ. Cụ thể thì tội phạm này xâm phạm chủ yếu đến quyền sử dụng tài sản, tuy nhiên họ cũng còn phải chiếm hữu tài sản đó. Do vậy, tội phạm này vừa xâm phạm đến quyền sử dụng và quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu có thể tự mình nắm giữ và quản lý tài sản mà thuộc quyền sở hữu của mình.
Quyền sử dụng là quyền được khai thác công dụng và những lợi ích vật chất khác của tài sản trong phạm vi luật định.

Mặt khách quan của tội phạm

tội sử dụng trái phép tài sản
Quy định pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản mới nhất
  • – Về hành vi: là hành vi của một người vì mục đích vụ lợi mà đã sử dụng trái phép tài sản của người khác.
    Hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có thể hiểu là người nào đó đã tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản của người khác khi không có quyền sử dụng với tài sản đó. Hành vi này của người phạm tội không làm cho chủ tài sản mất quyền sở hữu tài sản.
    Cần phân biệt hành vi sử dụng trái phép tài sản và hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Trường hợp sử dụng trái phép là khi hành vi chỉ nhằm mục đích khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong một thời gian nhất định chứ không chiếm đoạt, hay định đoạt tài sản. Sau thời gian người phạm tội sử dụng trái phép thì chủ tài sản sẽ có lại tài sản của mình.
  • – Về hậu quả: đây là dấu hiệu không bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội sử dụng trái phép tài sản

  • Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tương tự như các tội phạm khác thì tội phạm này cũng có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc là nhiều người cùng thực hiện.

Mặt chủ quan của tội phạm

  • Lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội dù có nhân thức rõ được hậu quả mà hành vi xâm phạm quyền sử dụng tài sản của người khác đó nhưng họ vẫn mong muốn cho hậu quả này xảy ra hoặc dù họ không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng họ lại có ý thức bỏ mặc để cho hậu quả đó xảy ra.
  • Về mục đích của người phạm tội: đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản. Mục đích của tội phạm này là nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra thì người phạm tội này không còn mục đích nào khác.
    Về động cơ của người phạm tội sử dụng trái phép tài sản cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Vì động cơ vụ lợi, tức là vì lợi ích của cá nhân mình hoặc của người khác mà đã thực hiện hành vi.

Quy định pháp luật đối với tội sử dụng trái phép tài sản

tội sử dụng trái phép tài sản
Quy định pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản mới nhất
  • Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định cụ thể tại Điều 177 thuộc Chương XVII BLHS 2015. Cụ thể về các hành vi như cấu thành tội phạm đã nêu ở phần II và khung hình phạt đối với tội danh này theo quy định của pháp luật được đề cập ở phần dưới đây.

Khung hình phạt đối với tội sử dụng trái phép tài sản

  • Khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ tới 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 2 năm với các trường hợp như người đó sử dụng trái phép tài sản của người khác mà tài sản đó có giá trị từ 100 triệu đồng- dưới 500 triệu đồng và đã có bị xử lý kỷ luật hay vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã có bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích; Hoặc trường hợp người đó sử dụng trái phép tài sản của người khác mà tài sản đó có giá trị dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc tài sản di vật, cổ vật mang giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp pháp luật quy định khác.
  • Khung hình phạt thứ hai là khung tăng nặng: phạt tiền từ 50 triệu – 100 triệu đồng hoặc 01 năm – 05 năm tù giam nếu tài sản đó có giá trị từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỉ đồng hoặc bảo mật quốc gia, hoặc phạm tội khi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
  • Khung hình phạt thứ ba là khung tăng nặng: phạt từ 03 năm – 07 năm tù giam nếu tài sản đó có giá trị từ 1,5 tỉ đồng trở lên
  • Ngoài ra, người phạm tội còn thể thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ về tội sử dụng trái phép tài sản. Bạn có thể tham khảo thêm tội hủy hoại tài sản. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments