Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
Hometội phạmXử lý thế nào đối với tội chiếm giữ trái phép tài...

Xử lý thế nào đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định hình sự

Chiếm giữ trái phép tài sản là một trong những tội danh phổ biến hiện nay, thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu, quy định trong BLHS 2015. Vậy chiếm giữ trái phép là gì? Những quy định của pháp luật xử lý người phạm tội này ra sao? Cùng Luật Hình sự theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chiếm giữ trái phép tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi của một người khi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc cho cơ quan có thẩm quyền tài sản có được do giao nhầm, tự tìm được hay bắt được dù đã có yêu cầu nhưng vẫn tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Đây được xem là hành vi chuyển tài sản hợp pháp của người khác thành tài sản của mình một cách trái phép. Về tính chất thì hành vi này tương tự với hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau ở điểm là hành vi của tội chiếm giữ trái phép tài sản có đối tượng là tài sản đang không có người quản lí, ví dụ như bị giao nhầm, bỏ quên, đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đó vẫn đang có người quản lí.

Yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản

  • Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ
  • Thời điểm tội phạm hoàn thành là sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hay cơ quan có trách nhiệm có yêu cầu nhận lại tài sản mà phía người chiếm hữu cố tình không trả lại. Tuy nhiên nếu do hoàn cảnh khách quan ảnh hưởng đén việc giao trả thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Mặt khách quan của tội phạm

chiếm giữ trái phép tài sản
Xử lý thế nào đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định hình sự
  • Hành vi: Người phạm tội có hành vi cố tình không trả lại tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc đã không giao nộp cho phía cơ quan có thẩm quyền (hành vi không hành động). Những tài sản đó người này có được là do bị giao nhầm, tự tìm được hay bắt được. Cụ thể hành vi này thể hiện dưới các hình thức như:
  • – Không trả lại tài sản đã được giao nhầm mà chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản.
  • – Không giao nộp tài sản cho cơ quan có trách nhiệm (là cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi tìm thấy tài sản) khi tự tìm được hay bắt được… mà lại chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản như đem tài sản đi bán, tiêu dùng, tẩu tán,… hoặc từ chối việc giao nộp.
  • Hậu quả: là tài sản đó không thu hồi được. Về giá trị tài sản: Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì giá trị không là căn cứ trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc có nhiều người cùng thực hiện.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội đã nhận thức được hậu quả của hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác một cách trái pháp luật và vẫn mong muốn hậu quả của tội phạm này xảy ra hoặc dù không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng người này lại có ý thức bỏ mặc để cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản là nhằm chiếm giữ bằng được tài sản đó khi họ được giao nhầm, tự tìm thấy được hoặc tự bắt được. Mục đích này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm chiếm giữ trái phép tài sản.

tội chiếm giữ trái phép tài sản
Xử lý thế nào đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định hình sự

Quy định pháp luật về tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác

Tội danh này được quy định cụ thể tại Điều 176 BLHS 2015. Cụ thể theo đó, người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị áp dụng 02 khung hình phạt tuỳ theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như sau:

  • – Khung hình đầu tiên là khung hình phạt cơ bản: người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ tới 02 năm hoặc bị phạt tù giam từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp này áp dụng đối với người nào có đủ các dấu hiệu phạm tội trong trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà chúng tôi đã nêu ở phần II.
  • – Khung hình phạt thứ hai là khung hình phạt tăng nặng: người phạm tội có thể bị phạt tù giam từ 01 năm – 05 năm. Trường hợp này áp dụng đối với người nào có hành vi phạm tội chiếm giữ tài sản mà tài sản đó có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc tài sản đó là bảo vật quốc gia.
  • Có thể thấy, những tài sản có giá trị lịch sử, văn hoá hay bảo vật quốc gia là những giá sản mang giá trị tinh thần lớn lao, do đó không thể định giá được bằng tiền.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội chiếm giữ trái phép tài sản và những quy định của pháp luật liên quan đến tội danh này. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tội sử dụng trái phép tài sản hay tội hủy hoại tài sản tại đây để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa về các tội danh thuộc nhóm này. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments