Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
Homequyền tự do con ngườiHiểu đúng về quyền tự do ngôn luận theo quy định của...

Hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật

Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của công dân. Khi xã hội ngày càng phát triển thì việc quy định rõ ràng về quyền này sẽ càng quan trọng hơn bởi nhiều người cố tình hiểu sai để gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Cùng Luật Hình sự tìm hiểu kỹ hơn về quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật nhé!

Khái niệm tự do ngôn luận

Tự do ngôn luận (tiếng anh gọi là freedom of speech) là loại quyền đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng bất kỳ đều có quyền tự do để nói lên những quan điểm, ý kiến của mình mà không bị ai trả thù hay bị Nhà nước trừng phạt pháp lý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận quyền này trong hiến pháp trong đó có Việt Nam.

Nguồn gốc của quyền tự do ngôn luận

tự do ngôn luận
Hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật

Người ta cho rằng, quyền tự do ngôn luận đã xuất hiện từ lâu đời, vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI hoặc đầu thế kỷ thứ V Trước công nguyên. Nó có trước cả các văn kiện về nhân quyền quốc tế ngày nay. Những giá trị của nền Cộng hòa La Mã thời xưa cũng đã có quyền tương tự như quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo.
Hơn nữa, các khái niệm về tự do ngôn luận cũng đã được tìm thấy trong các tài liệu nhân quyền. Tiêu biểu như tại Điều 11 Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân được ban hành trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Hay tại Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua vào năm 1948 cũng là một ví dụ điển hình.
Ngày nay, tự do ngôn luận cũng đang được quy định rất rõ ràng, cụ thể tại Điều 19 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị hay tại Điều 10 trong Công ước châu Âu về Nhân quyền, hay Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và cả tại Điều 9 Hiến chương châu Phi về Quyền Con người và Quyền các Dân tộc cũng có quy định về quyền tự do ngôn luận của con người.

Quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận

  1. Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, từ lâu cũng đã có những quy định thể hiện được quyền tự do này của công dân. Đến hiện nay, quyền này cũng đang được Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định rõ ràng. Theo đó, Hiến pháp khẳng định rằng mọi công dân đều có quyền được tự do ngôn luận, đồng thời Hiến pháp cũng đã nhấn mạnh về việc thực hiện quyền này phải tuân theo quy định của pháp luật.
    Ngoài ra như chúng tôi đã đề cập ở trên thì nhiều văn kiện, Tuyên ngôn quốc tế cũng đều đưa ra quan điểm rất rõ về quyền tự do ngôn luận của con người. Việt Nam khi quy định quyền này trong Hiến pháp cũng thể hiện sự phù hợp với các Công ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam công nhận và ký kết.

Hạn chế của quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận
Hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật

Hiện nay khi xã hội ngày càng thay đổi và phát triển, tiêu biểu với tình hình phát triển của thế giới ảo mạng xã hội như facebook, youtube,… thi nhiều quốc gia đặt ra điều luật để giới hạn với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt khi chúng có sự xung đột với các quyền khác được sự bảo vệ như vu khống (đủ yếu tố có thể cấu thành tội vu khống), hình thức khiêu dâm, những phát ngôn gây thù hằn ảnh hưởng xấu đến người khác,… Các hạn chế với quyền tự do ngôn luận có thể là sự trừng phạt hay lên án của xã hội. Thậm chí pháp luật nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng có những điều luật quy định như tội vu khống.
Một số ý kiến, quan điểm sẽ có thể không được phát ngôn vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực (gây hại) hoặc xúc phạm với người khác. Những sự diễn giải cho hai nguyên tắc là nguyên tắc gây hại và nguyên tắc xúc phạm trong khi đặt giới hạn của tự do ngôn luận đều chỉ mang tính tương đối về cả mặt văn hóa và mặt chính trị.

Chẳng hạn như ở nước Nga, hai nguyên tắc gây hại và xúc phạm này đã được sử dụng để biện minh cho Luật tuyên truyền LGBT. Việc này nhằm mục đích hạn chế tối đa các ngôn luận, phát biểu, ý kiến tiêu cực liên quan đến các vấn đề xoay quanh LGBT. Hơn nữa, rất nhiều quốc gia ở châu Âu có thể kể đến một vài quốc gia như nước Bỉ, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Israel, Liechtenstein, Slovakia, Litva,… họ thường vẫn rất tự hào về quyền tự do ngôn luận ở đất nước và khu vực mình. Tuy nhiên, những quốc gia này cũng đã đặt ra ngoài vòng pháp luật với những phát ngôn được xem có thể bị diễn giải là sự phủ nhận đối với vấn đề là sự diệt chủng người Do Thái chẳng hạn,…Đồng thời, đối với một số tổ chức công lập khác cũng có thể tự ban hành ra các chính sách khác nhau nhằm mục đích hạn chế quyền tự do ngôn luận của thành viên trong tổ chức công lập đó. Chẳng hạn như tại các trường hợp do Nhà nước điều hành ở Mỹ, họ đã ban hành ra những quy tắc ngôn luận tại trường học riêng. Đây cũng là một ví dụ điển hình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tự do ngôn luận và các quy định của pháp luật liên quan đến quyền này của công dân Việt Nam nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ bổ ích với bạn, giúp bạn phần nào hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận của con người. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các quyền con người khác như quyền khiếu nại, tố cáo tại đây. Chúc bạn thành công!


RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments