Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Google search engine
Homebiện pháp tư phápThế nào là quyền khiếu nại, tố cáo và quy định pháp...

Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo và quy định pháp luật mới nhất

Ngày càng nhiều loại tội phạm ra đời gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều cá nhân, tổ chức. Nếu vô tình gặp phải một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến pháp luật thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Hiểu rõ về phạm trù pháp lý không những giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc mà còn khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Vậy thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo? Và những quy định pháp luật mới nhất về quyền khiếu nại và tố cáo ra sao? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu nhé.

Khiếu nại, tố cáo là gì?

khieu-nai-to-cao
Khiếu nại và tố cáo là quyền tự do cơ bản của công dân

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong năm quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ, quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại hoặc tố cáo của mình khi gặp vấn đề mâu thuẫn, tranh cãi, bị thiệt hại về mặt, lợi ích vật chất lẫn tinh thần hay vô tình phát hiện các cá nhân, tổ chức đang thực hiện hành vi trái pháp luật như: đá gà, tích trữ hàng cấm, vận chuyển chất kích thích, mua bán dâm trái phép, lô đề,… bằng nhiều hình thức khác nhau thì có quyền sử dụng khiếu nại hoặc tố cáo để tố cáo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền khiếu nại.

Vai trò của khiếu nại, tố cáo

quyền khiếu nại, tố cáo
Vai trò quan tròn của quyền khiếu nại và tố cáo

Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì vai trò của khiếu nại và tố cáo càng có sức ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của mỗi cá nhân, chủ thể. Thực hiện quyền khiếu nại hay tố cáo còn thể hiện tinh thần đóng góp vào bộ máy nhà nước, giúp cho các quy định, thủ tục pháp lý phát huy hết hiệu lực của nó.

Công dân tiến hành thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo khi phát sinh các vấn đề liên quan đến khiếu nại hoặc tố cáo trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tố cáo và khiếu nại là nghĩa vụ của mỗi người có quyền sử dụng nó như một phương tiện pháp luật cơ bản để bảo vệ bản thân trong những tình huống khẩn cấp, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, chính quyền tại địa phương thi hành pháp luật đối với quyền khiếu nại, tố cáo cơ bản của công dân được quy định trong Bộ luật Hình sự của nhà nước Việt Nam.

Quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo

quyền khiếu nại, tố cáo
Họp hội đồng ra quyết định về đơn khiếu nại hoặc tố cáo

*Dựa vào cơ sở quy định tại Điều 74, thuộc Hiến pháp năm 1992 ban hành, quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân như sau:

  • Mọi cơ quan, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo đối với ban điều hành bộ máy nhà nước tại địa phương, chính quyền ở nơi cư trú, người có thẩm quyền ra quyết trái pháp luật, làm tổn hại đến cá nhân, cơ quan và tổ chức hoặc khiến cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản, tinh thần (khi có cơ sở chứng minh hành vi phạm tội), thì xét xử theo quy định pháp luật hiện hành về tội trạng gắn với quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
  • Công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo đối với công chức, cán bộ, nhân viên có quyền sử dụng khiếu nại và tố cáo để bảo vệ lợi ích cá nhân khi bị tổ chức hoặc cơ quan bất kỳ đe dọa, dùng vũ lực hay tấn công về mặt tinh thần đối với người bị hại
  • Cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi tàn phá tài sản của nhà nước, tuyên truyền, bịa đặt về chính quyền gây tổn thất đến lợi ích của bộ máy nhà nước bằng bất cứ thủ đoạn nào đều cấu thành tội trạng và công dân được phép tiến hành tố cáo hoặc khiếu nại

– Nhằm hướng dẫn công dân cũng như cụ thể nội dung trong Bộ luật Hình sự về quyền khiếu nại và tố cáo đã quy định và hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện lần lượt các bước theo quy trình tố tụng của pháp luật. Trong Thông tư và Nghị định cũng chỉ rõ những điều cơ bản khi thực hiện khiếu nại hoặc tố cáo nhằm đảm bảo cho công dân được tiếp cận luật pháp sớm nhất, tránh thiệt hại về vật chất, tinh thần.

Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo

quyền khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm khác nhau

– Khiếu nại là công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, được nhà nước bảo đảm và bảo vệ. ông dân thực hiện khiếu nại khi bị thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần, không chấp nhận khiển trách hoặc hình phạt của cấp trên hay cảm thấy bản thân bị đối xử bất công về mặt khác trong cuộc sống và trong công việc. Quyền khiếu nại cũng được tiến hành khi công dân có cơ sở chứng minh quyết định của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền là sai, thì  thực hiện khiếu nại theo quy định.

– Tố cáo là hình thức lên án hành vi phạm tội của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi sai trái, đang thực hiện hoạt động mà pháp luật không cho phép, trái ngược về mặt đạo đức như: bán ma túy, bạo lực trẻ em, bán dâm, tổ chức đánh bài, đá gà ăn tiền, in tiền giả,… hành vi phạm tội cấu thành quyền được phép tố cáo cá nhân, tổ chức của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, được bảo đảm cho công dân sử dụng và tiến hành sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (công dân mang Quốc tịch Việt Nam).

Khiếu nại và tố cáo là 2 quyền tự do cơ bản của công dân, khác nhau về tính chất nhưng căn bản giúp công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời thể hiện nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật cũng như sử dụng pháp luật trước cơ quan nhà nước.

Xem thêm tại:

Quyền tự do ngôn luận

Xâm phạm quyền của công dân về bầu cử

quyền khiếu nại, tố cáo
Phân biệt khiếu nại và tố cáo là kiến thức căn bản của công dân

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản về quyền khiếu nại và tố cáo của công dân và những quy định pháp luật về khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật mới nhất. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự phòng hộ chủ động cuộc sống, bảo vệ gia đình và những người thân yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào nhé

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments