Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Homequyền tự do con ngườiXâm phạm quyền của công dân về bầu cử sẽ bị xử...

Xâm phạm quyền của công dân về bầu cử sẽ bị xử lý như thê nào

Bầu cử là một sự kiện quan trọng mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm thực hiện, bạn đã biết thế nào là bầu cử chưa? Hiểu rõ về khái niệm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống, bởi bầu cử là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi cá nhân với nhà nước Việt Nam hiện hành. Vậy như thế nào là bầu cử? Và những quy định về xâm phạm quyền của công dân về bầu cử sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu nhé.

Quyền bầu cử của công dân là gì?

xâm phạm quyền của công dân về bầu cử
Bầu cử là trách nhiệm của mỗi công dân mang Quốc tịch Việt Nam

Công dân có quyền tự do cơ bản là bầu cử, quyền bầu cử của công dân căn cứ theo quy định của pháp luật ban hành tại Điều 21. thuộc Hiến pháp (năm 2013) – Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Việt Nam (năm 2015) ban hành, quy định rõ Bầu cử là quyền của công dân được phép lựa chọn hoặc đề cử cán bộ, người đại diện vào vị trí điều hành quản lý trong bộ máy nhà nước tại các địa phương, tỉnh thành trên cả nước. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi và trách nhiệm pháp lý cơ bản thì được phép bầu cử người đại diện cho mình ở Hội đồng nhân dân các cấp.

Quyền bầu cử là quyền tự do cơ bản của công dân, được pháp luật nhà nước Việt Nam bảo vệ an toàn và không một cá nhân nào được xâm phạm quyền của công dân về bầu cử. Đồng thời bầu cử không phải là một yếu tố “cần thiết” mà là nghĩa vụ thiêng liêng và trách nhiệm của mỗi cá thể tại đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bầu cử được tiến hành bởi tất cả công dân đang sinh sống tại khắp mọi miền và có Quốc tịch Việt Nam.

Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền của công dân về bầu cử

xâm phạm quyền của công dân về bầu cử
Dấu hiệu pham tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân

a, Về mặt khách quan của người phạm tội

  • Người phạm tội có hành động ngăn cản việc tiến hành bầu của của công dân
  • Có hành động hoặc hành vi ngăn cản công dân tiến hành thực hiện quyền biểu quyết ( thuộc phạm vi của quyền bầu cử) của công dân
  • Dùng thủ đoạn chiếm đoạt hoặc lợi dụng niềm tin để lừa gạt công dân đang tiến hành bầu cử nhằm thực hiện ý đồ phạm tội
  • Tuyên truyền, bịa đặt hoặc cố tình khiến người khác có tư tưởng xấu về ứng viên bầu cử, hòng lay chuyển tâm ý của công dân khi đưa ra quyết định bầu cử người đại diện của mình
  • Người phạm tội có hành vi sử dụng tiền (mua chuộc), dùng tài sản về hiện kim lẫn tinh thần để lôi kéo người bị hại vào cùng phe với mình, cố ý làm cho công dân bầu cử theo ý mình
  • Lên kế hoạch, mục tiêu rõ ràng nhằm cưỡng ép người bị hại phải nghe theo ý mình, bắt buộc công dân bỏ phiếu bầu cử mà không có sự đồng thuận và lựa chọn chủ quan của các nhân người bị hại
  • Tiến hành bắt cóc, bắt nhốt hoặc giam giữ người bị hại khiến họ không thể tham gia bầu cử, đe dọa tính mạng của công dân
  • Cố tình làm sai hoặc lén giả mạo, dùng tiểu xảo (gian lận) trên phiếu bầu cử của công dân khi tiến hành thực hiện bầu cử

b, Về mặt chủ thể của người phạm tội

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử thuộc vào tội cố ý gây nên hành vi phạm tội, bởi người phạm tội có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý và nhận thức để hiểu hành vi sai trái của mình nhưng vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ xấu. Bầu cử là quyền tự do cơ bản của công dân và là nghĩa vụ thiêng liêng đối với mỗi cá thể mang Quốc tịch Việt Nam, bất cứ ai có hành vi cản trở, nắn chặn công dân thực hiện quyền bầu cử hoặc tiến hành bầu cử theo bất kỳ hình thức nào thì đều cấu thành tội phạm hình sự, tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử theo Bộ luật Hình sự ban hành, quy định.

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, ứng cử

xâm phạm quyền của công dân về bầu cử
Tội làm sai lệch kết quả ứng cử hoặc bầu cử bị cấu thành hành vi vi phạm pháp luật

Tội làm sai lệch kết quả ứng cử, bầu cử là hành vi làm giả hoặc giả mạo các loại giấy tờ, biên bản, phiếu bầu cử, ứng cử… để đạt được mục đích của mình. Tội làm sai lệch thể hiện trong nhiều hình thức vi phạm khác nhau, người phạm tội có thể dùng tiểu xảo tráo đổi, gian lận, mua chuộc, lên kế hoạch và thủ đoạn tinh vi nhằm thao túng kết quả ứng cử, bầu cử,… theo ý định của mình thì cấu thành tội làm sai lệch kết quả bầu cử, ứng cử, thuộc vào loại tội phạm hình sự theo khung xử lý của nhà nước.

*Lưu ý: Người phạm tội có hành động tráo đổi, làm sai lệch kết quả phiếu bầu, ứng cử hoặc có hành vi tương tự những phạm tội nêu trong Điều 160, thuộc Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (năm 2015 sửa đổi năm 2017) ban hành và quy định. Thì bị cấu thành tội phạm tùy theo mức độ vi phạm pháp luật của người phạm tội.

Quy định pháp luật về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử

xâm phạm quyền của công dân về bầu cử
Xâm phạm quyền bầu cử là phạm pháp

*Dựa vào Điều 160, thuộc Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (năm 2015 sửa đổi năm 2017) ban hành và quy định về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử bao gồm các khung hình phạt như sau:

  • Khung hình phạt thứ nhất – Khoản 1: Phạt người phạm tội cải tạo không giam giữ trong vòng đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (theo quy định của pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội có hành vi ngăn cản, mua chuộc hoặc sử dụng thủ đoạn nhằm cản trở người bị hại tiến hành bầu cử.
  • Khung hình phạt thứ hai – Khoản 2: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 01 năm đến 02 năm (theo quy định của pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội dùng chức quyền, quyền hạn để ép buộc người bị hại thực hiện bầu cử theo ý mình; Thực hiện tổ chức, lên kế hoạch cụ thể để làm gián đoạn việc bầu cử của công dân.
  • Khung hình phạt bổ sung – Khoản 3: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 01 năm đến 02 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), cấm người phạm tội đảm nhiệm chức quyền, làm công việc cụ thể trong vòng 01 năm đến 02 năm và phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm tại:

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín

Tội xâm phạm chỗ ở

xâm phạm quyền của công dân về bầu cử
4 nguyên tắc bầu cử phổ thông của công dân

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản cấu thành tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử và những quy định pháp luật về tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự phòng hộ chủ động cuộc sống, bảo vệ gia đình và những người thân yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào nhé.

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments