Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiQuy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự...

Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015

Pháp nhân thương mại là gì?  Một tổ chức khi nào được xác định là pháp nhân thương mại? Liệu pháp nhân thương mại có điểm gì khác biệt so với pháp nhân phi thương mại? Và pháp nhân thương mại sẽ phải chịu nhiệm hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu nhé!

Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015
Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015

Khái niệm pháp nhân thương mại 

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015, ta có khái niệm:

Pháp nhân thương mại, không thuộc trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội, là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm thu lợi nhuận và tổng số lợi nhuận đó sẽ được chia cho tất cả các thành viên có trong tổ chức. Gồm cả doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bất kì.

Trong Bộ luật này có quy định cụ thể cách thành lập, phương thức hoạt động và cách để chấm dứt pháp nhân thương mại.

Phân biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại 

Điểm giống nhau:

  • Đều là những pháp nhân theo quy định của Bộ Luật
  •  Được thành lập và tổ chức hoạt động dựa trên quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Đều có cơ cấu tổ chức theo quy định của bộ luật tại Điều 83 của Bộ luật dân sự.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi có những rủi ro, sai sót;
  • Tham gia một cách độc lập;

Về khác nhau:

  • Thứ nhất là về mục đích thành lập:

Đối với pháp nhân thương mại thì khi thành lập mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và tổng số lợi nhuận đó được chia đều cho tất cả các thành viên; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì nó không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; và không cần phải chia đều cho các thành viên nếu sinh lợi nhuận trong quá trình tổ chức hoạt động.

  • Thứ hai, Pháp nhân thương mại  sẽ gồm có doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; Còn đối với pháp nhận phi thương mại thì sẽ chủ yếu là cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – XH, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác, các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và một vài tổ chức phi thương mại khác.
  • Thứ ba, về Luật áp dụng đối với các loại pháp nhân

Đối với pháp nhân thương mại, sẽ được áp dụng theo Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Theo điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,  Pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các yếu tố sau đây:

–  Hành vi phạm tội được thực hiện trên danh nghĩa là pháp nhân thương mại:Là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc tổ chức kinh tế mà theo như quy định của pháp luật thì tổ chức kinh tế này được xem là pháp nhân thương mại. Nếu họ không ở trong tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không được công nhận là hành vi của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân ký hợp đồng hay thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao và khi thực hiện họ lấy danh là pháp nhân đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn được tính là hành vi phạm tội của pháp nhân mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.

–  Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại: Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Khi đó nếu các hành vi phạm tội của họ là đem lại lợi ích cho pháp nhân thì khi đó buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu hành vi đó vượt qua lợi ích của pháp nhân và mang lại lợi ích cá nhân thì chính cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

–  Hành vi phạm tội được thực hiện, lên kế hoạch dưới sự chỉ dẫn, chấp thuận và điều hành của pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội của một người hoặc một số người luôn có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân . Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân như là các cấp: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, BGĐ của công ty.Sự chỉ đạo hay điều hành trong trường hợp này cũng mang tính chất như khi ở trong trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài ra còn có một  trường hợp tuy không có sự chỉ đạo nhưng vẫn có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thì lúc đó hành vi phạm tội cũng được nhận định là hành vi phạm tội của pháp nhân.

–  Chưa hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự quy định: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự  2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với những  tội phạm mang tính chất ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm có tính chất nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm mang tính chất rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự sẽ không loại trừ trường hợp chịu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân.

Phạm vi của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự  năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm các tội: buôn lậu; có vận chuyển  hàng hóa trái phép, hàng cấm, rửa tiền; tội sản xuất và các hoạt động buôn bán, giao dịch hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, tàng trữ buôn bán hàng giả; hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả mạo; tội sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi giả mạo; đầu cơ; trốn thuế, mua bán trái phép, thoái thác, che giấu chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, số liệu quan trọng; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán , giao dịch; tội thao túng thị trường chứng khoán; tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; trốn thuế  bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; vi phạm luật quy định về cạnh tranh; xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo quy định của nhà nước; tội xâm phạm an ninh quốc gia, lợi dụng hình thức bảo vệ động vật hoang dã để đầu cơ trục lợi. Khi Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được sửa đổi, bổ sung thì chỉ có 31 tội danh mà pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015  được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ngoài 31 tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì Quốc hội đã bổ sung thêm 2 tội, đó là tội tài trợ khủng bố  và tội rửa tiền. Như vậy, tổng số tội danh đã lên đến 33 tội.

Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015
Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Đối với hình phạt chính:

Thứ nhất phạt tiền:Phạt tiền được xem là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội.Mức tiền phạt được căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm, loại phạm tội và xét đến tình hình tài chính hiện tại, tuy nhiên sẽ không có trường hợp thấp hơn 50.000.000 đồng;

Thứ hai là đình chỉ hoạt động có thời hạn: Khi pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an ninh, an toàn xã hội , trật tự thì sẽ tiến hành đình chỉ hoạt động của pháp nhân có thời hạn. Thời hạn cho phép đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm;

Thứ ba là về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Trong trường hợp gây ra thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả đó thì sẽ tiến hành đình chỉ hoạt động vĩnh viễn của pháp nhân thương mại đó trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân đó đã phạm tội. Tuy nhiên nếu pháp nhân đó thành lập chỉ với mục đích thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ mọi hoạt động.

Đối với hình phạt bổ sung:

Sẽ có những hình phạt bổ sung đi kèm như sau: Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc an toàn cho xã hội, an ninh xã hội.Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.Thời hạn cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, và được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai là cấm huy động vốn được áp dụng khi pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn và có nguy cơ tiếp tục phạm tội.Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

+   Cấm vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng chi nhánh nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;

+   Cấm phát hành, quảng cáo chứng khoán;

+   Cấm huy động các loại vốn khách hàng;

+   Cấm liên doanh, liên kết các hoạt động trong và ngoài nước;

+  Cấm hình thành các quỹ đầu tư bất động sản.

Thời hạn cấm huy động các khoản vốn là từ 01 năm đến 03 năm, được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Đối với trường hợp phạt tiền: sẽ được áp dụng trong trường hợp không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính duy nhất và có thể kèm theo một số hình phạt bổ sung. Các hình phạt nhìn chung sẽ chỉ tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế, tài chính của pháp nhân.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments