Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếXử lý hình sự đối với tội xâm phạm bảo vệ rừng...

Xử lý hình sự đối với tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã

Tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã là những hành vi khai thác, săn bắt, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ, các loại lâm sản hoặc động vật hoang dã. Hãy cùng bài viết tìm hiểu việc xử lý hình sự đối với tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã nhé.

tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã
Xử lý hình sự tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã

Thế nào là vi phạm quy định về bảo vệ rừng và động vật hoang dã

Vi phạm quy định về bảo vệ rừng và động vật hoang dã là những hành vi xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã; các hành vi trái pháp luật về bảo vệ rừng và động vật hoang dã như khai thác trái phép các loại rừng như để làm nơi ở,… (cần phân biệt với tái định cư), khai thác, tàng trữ, vận chuyển hay mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng; săn bắt, nuôi, nhốt hay tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, các loại động vật mà thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm,… Các hành vi xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã này đã xâm phạm tới trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về bảo vệ rừng và động vật hoang dã mà theo quy định phải bị xử lý về hành vi xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã.

Yếu tố cấu thành tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã

Tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã theo pháp luật hình sự bao gồm hai tội danh được quy định tại các điều luật là Điều 232 Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản và Điều 234 Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Với mỗi loại tôi sẽ có các yếu tố cấu thành tội phạm khác nhau.

          Đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ rừng theo Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 phải có đủ 4 dấu hiệu pháp lý sau mới cấu thành tội này:

          – Khách thể của tội xâm phạm bảo vệ rừng: Tội phạm này xâm phạm tới trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, nhưng chủ yếu là xâm phạm các quy định về bảo vệ rừng. Đối tượng tác động của tội xâm phạm bảo vệ rừng là rừng và các loại sản phẩm từ rừng như gỗ hay các lâm sản khác.

          – Chủ thể của tội xâm phạm bảo vệ rừng: Người phạm tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì phải đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 75 Bộ luật hình sự. 

          – Mặt chủ quan của tội xâm phạm bảo vệ rừng: Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm bảo vệ rừng thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

          – Mặt khách quan của tội xâm phạm bảo vệ rừng được thể hiện ở các hành vi khách quan sau:

  • Khai thác rừng trái phép đối với mỗi loại rừng khác nhau theo khoản 1 Điều này;
  • Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép lâm sản theo khoản 1 Điều này;

          Về hậu quả của hành vi phạm tội xâm phạm bảo vệ rừng, để cấu thành tội xâm phạm bảo vệ rừng thì hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi phạm tội xâm phạm bảo vệ rừng phải gây ra hậu quả thiệt hại với các mức thiệt hại quy định theo các khoản 1, 2,3 của Điều 232 Bộ luật Hình sự.

          Trường hợp hậu quả chưa nghiêm trọng theo quy định về mỗi trường hợp cụ thể tại Điều 232 thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính.

Lưu ý: Khi xác định hành vi phạm tội có cấu thành tội phạm trên cần phân biệt với các cấu thành tội phạm khác như tội vi phạm quản lý về đất đai,…

          Đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã theo Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015 phải có đủ 4 dấu hiệu pháp lý sau mới cấu thành tội này:

xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

          – Khách thể của tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã: Tội phạm này xâm phạm tới trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, nhưng chủ yếu là xâm phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã.

          – Chủ thể của tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã: Người phạm tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì phải đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 75 Bộ luật hình sự. 

          – Mặt chủ quan của tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã: Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã với lỗi cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã.

          – Mặt khách quan của tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã được thể hiện ở các hành vi khách quan sau:

  • Săn bắt, giết, nuôi hoặc nhốt, tàng trữ, vận chuyển hay buôn bán trái phép loại động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nằm trong Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES.
  • Tàng trữ, vận chuyển hay buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Nhóm IIB hoặc trong Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

          Về hậu quả của hành vi phạm tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã, để cấu thành tội xâm phạm bảo vệ động vật hoang dã thì hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi phạm tội đó phải gây ra hậu quả thiệt hại với các mức thiệt hại quy định theo các khoản 1, 2,3 của Điều 234 Bộ luật Hình sự.

          Như vậy, tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã bao gồm nhiều tội xâm phạm tới chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, tương ứng với từng lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, động vật hoang dã được Bộ luật hình sự quy định rõ trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp nhất định với đủ 4 yếu tố cấu thành của mỗi tội cụ thể.

Quy định pháp luật đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ, khai thác rừng

Tội vi phạm quy định về bảo vệ, khai thác rừng được quy định cụ thể tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với 5 khoản truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm bảo vệ rừng. Trong đó mức phạt tù cao nhất có thể bị áp dụng lên tới 10 năm tù. Cụ thể quy định như sau:

Điều 232: Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

m) Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm l khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

m) Có tổ chức;                               

n) Mua bán, vận chuyển qua biên giới;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 10 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA 04 mét khối (m3) trở lên tại rừng sản xuất, 03 mét khối (m3) trở lên tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Khung hình phạt đối với tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã quy định tại Điều 234 tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã nằm trong  Chương XVIII quy định hành vi xâm phạm động vật hoang dã thuộc nhóm IIB hay Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi là Công ước CITES). Theo đó, khung hình phạt đối với người phạm tội gồm 3 khung phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung:

xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã
Khung hình phạt tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

          – Khung hình phạt 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng tới 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm khi thực hiện các hành vi tại khoản 1 của Điều này;

          – Khung hình phạt 2: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm tới 07 năm nếu có các tình tiết tăng nặng tại khảon 2 Điều này;

          – Khung hình phạt 3:  Phạt tù từ 07 năm cho tới 12 năm khi có các tình tiết quy định tại khoản 3;

          Về hình phạt bổ sung: Người phạm tội ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm.

          Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, Điều luật quy định với 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung như sau:

          – Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng khi thuộc trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này;

          – Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu thuộc trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều này;

          – Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng cho đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng tới 03 năm nếu thuộc trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều này;

          – Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội trong trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự;

          Về hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh hay cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm tới 03 năm.

Trên đây là những thông tin tư vấn về quy định của pháp luật hình sự về tội xâm phạm bảo vệ rừng và động vật hoang dã cần biết. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ tới Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments