Tính mạng con người là rất quan trọng, vì thế quá trình khám chữa bệnh phải được diễn ra thật cẩn thận và chính xác, tuy nhiên vẫn có những trường hợp sai phạm trong quá trình khám chữa bệnh. Và các trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật thì hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của luật hình sự.

Yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:
+ Có hành vi vi phạm các quy định về khám bệnh.
+ Có hành vi vi phạm các quy định về chữa bệnh.
+ Có hành vi vi phạm các quy định vể sản xuất thuốc. ( tội buôn bán, sản xuất hàng giả và quảng cáo sai sự thật)
+ Có hành vi vi phạm các quy định về cấp phát thuốc.
+ Có hành vi vi phạm các quy định về thực hiện các dịch vụ y tế khác (như các dịch vụ xét nghiệm, chụp X quang…).
– Dấu hiệu khác.
Hành vi nêu trên dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác (xem giải thích tương tự tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện điều khiển giao thông đường bộ) hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Lưu ý: Hành vi nêu trên phải không thuộc trường hợp quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác, quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý về dịch vụ y tế của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế nêu trên.
Quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mức sử phạt đối với tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh

* Điều 315 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các khung hình phạt như sau:
– Khung 1. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm chết 01 người;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Khung 2. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 121% đến 200 %;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1000.000.000 đồng;
– Khung 3. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm chết 03 người trở lên ;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các vi phạm về quy định khám bệnh, chữa bệnh thường sắp ra với tính chất ít nhưng hậu quả mà nó để lại đối với sức khỏe là rất lớn. Vì thế những hình phạt đưa ra là cần thiết và nghiêm khắc để không cho các đối tượng trục lợi hay tái phạm.