Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiKhái niệm trục xuất là gì? Các trường hợp trục xuất theo...

Khái niệm trục xuất là gì? Các trường hợp trục xuất theo pháp luật

Khi đến bất kì một quốc gia nào đó, nếu bạn không tuân thủ những quy định trong pháp luật của nước đó hoặc có những hành động xâm phạm đến các quyền được pháp luật nước đó bảo vệ. Thì hình phạt cho bạn có thể là các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy vào hậu quả và tính chất sự việc mà bạn gây ra, trong số các hình phạt được áp dụng thì hình phạt trục xuất là 1 trong những hình phạt có mức độ cao nhất, nó chứng minh cho việc bạn không thể tiếp tục định cư và làm việc tại đất nước đó. Hôm này, chúng ta sẽ cùng luật hình sự tìm hiểu về nội dung này.

trục xuất
trục xuất

Trục xuất là gì?

Trục xuất được xem là hình phạt chính hoặc có thể là hình phạt bổ sung nhằm áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không mang quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong khoảng thời hạn nhất định bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật cuat nước Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề trục xuất, nó vừa mang tính chất là một trong những hình phạt áp dụng cho các tội phạm hình sự được quy định cụ thể theo nội dung trong Bộ Luật hình sự hiện hành. Đồng thời mang tính chất là một chế tài có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với bất kì những hành vi vi phạm.

Trục xuất còn thể hiện ở hình thức là hình phạt mang tính bản chất của Nhà nước, khi nó mang trong mình tính cưỡng chế thi hành đối với tất cả những đối tượng bị áp dụng hình phạt theo quy định trong luật.

Dù khái niệm chung có những nét tương đồng cụ thể như vậy, tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực pháp luật đặc thù lại có những quy định hay đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, trong pháp luật về hình sự, trục xuất sẽ được quy định là một hình phạt nghiêm khắc trong số các hình phạt cụ thể được quy định rõ ràng trong Bộ Luật hình sự ban hành hiện nay. Còn trong lĩnh vực hành chính, trục xuất lại là một chế tài, hay công cụ hữu ích, hữu hiệu để các cơ quan chức năng có thể xử lý các hành vi vi phạm của các đối tượng là người nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quy định pháp luật về các trường hợp bị trục xuất

Người nước ngoài khi áp dụng biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam sẽ được xem xét trong các trường hợp sau đây:

1) Bị toà án có thẩm quyền của Việt Nam dân chủ cộng hòa xử phạt hình phạt trục xuất;

2) Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an đưa ra quyết định trục xuất. Việc trục xuất người nước ngoài sẽ hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hay lãnh sự được tiến hành giải quyết bằng đường ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng có thể ra quyết định trục xuất đối với người nước ngoài trong những trường hợp như:

1) Vi phạm có tính chất nghiêm trọng được quy định trong pháp luật Việt Nam;

2) Phạm tội nhưng thuộc trường hợp là được phép miễn về truy cứu trách nhiệm về hình sự;

3) Vì lí do quan trọng và chính đáng là an ninh quốc gia và trật tự an toàn trong xã hội.

Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cũng có trách nhiệm trong việc thi hành bản án và đưa ra các quyết định trục xuất. Trong trường hợp người bị trục xuất không tuân theo hay chống cự thì cơ quan quản lí về xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có thể đưa ra biện pháp cưỡng chế trục xuất.

Căn cứ điều kiện cụ thể và hoàn cảnh của việc thi hành các quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an, hay cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc quản lí của Bộ Công an quyết định:

1) Áp dụng các biện pháp về quản lí, giảm sát hoặc tạm giữ về hành chính người bị trục xuất trong thời hạn chờ đưa ra các quyết định trục xuất theo quy định;

2) Cách thức thực hiện và địa điểm tiến hành việc trục xuất;

3) Các vấn đề khác liên quan đến quyết định trục xuất theo quy định;

Trục xuất trong luật hình sự

trục xuất là gì và các quy định cụ thể
trục xuất là gì và các quy định cụ thể

Trong các trường hợp cụ thể, pháp luật có thể bắt buộc phải thực hiện nghiêm trị đối với những đối tượng có các hành vi phạm tội. Nhất là trường hợp những người nước ngoài thì công tác về tố tụng hình sự lại càng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và tuân thủ pháp luật hơn nữa vì các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Do đó, quy định tại Điều 37 Bộ Luật hình sự, ban hành quy định hình phạt trục xuất được xem là hình phạt riêng biệt áp dụng cho các đối tượng phạm tội là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch:

Trục xuất là hình thức buộc người nước ngoài bị kết án phải bắt buộc rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất là hình phạt được Tòa án áp dụng cụ thể là hình phạt chính hoặc có thể kèm hình phạt bổ sung trong các trường hợp cụ thể dưới đây.

1. Hình phạt chính như:

Trục xuất đối tượng phạm tội.

2. Hình phạt bổ sung cụ thể như:

Trục xuất, trong trường hợp đây không phải là hình phạt chính

Kết luận, để áp dụng hình thức phạt mức cao là trục xuất với những người nước ngoài hay người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xử lý nằm trong quy định của pháp luật Việt Nam thì Tòa án phải xem xét và đưa ra các hình phạt cụ thể, rõ ràng cho các đối tượng này. Những trường hợp đặc biệt tuy Tòa án đã áp dụng hình phạt chính không phải là hình phạt trục xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu xem xét thấy cần thiết thì phải loại bỏ người phạm tội nhanh chóng ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam thì Tòa án sẽ tiến hành áp dụng trục xuất xem như là một hình phạt bổ sung.

Trục xuất trong luật hành chính

Do trường hợp cá nhân là người nước ngoài, người không quốc tịch đã được pháp luật nước ta cho phép tham gia vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội như vấn đề lao động, đầu tư kinh doanh sản xuất hay văn hóa nghệ thuật,…. Vì thế, khi đã tham gia vào quan hệ xã hội như vậy, các cá nhân sẽ có lúc thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành chính. Bên cạnh đó, việc có thể tiến hành áp dụng các chế tài về xử phạt hành chính đã đươc quy định cụ thể trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như là hình thức phạt từ cảnh cáo đến hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ,… Pháp luật cũng ra quy định trục xuất là một trong những chế tài xử phạt luôn được áp dụng riêng biệt cho các đối tượng vi phạm về hành chính là những người nước ngoài.

1. Trục xuất được xem là hình thức xử phạt bắt buộc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính tại nơi cư trú phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Chính phủ nước ta quy định cụ thể việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như:

Những hành vi vi phạm từ những người lao động mà không có giấy phép cụ thể, lao động chui khi đã hết thời hạn ghi trong giấy phép đó . Cụ thể được quy định tại Điều 171 Bộ Luật lao động 2012:

Công dân là người nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt trục xuất ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam theo quy định của Chính phủ hiện hành.

Những thông tin trên đây là những nội dung hữu ích mà các bạn có thể quan tâm về vấn đề trục xuất và các quy định có liên quan. Hi vọng nó có thể giúp bạn nếu đang có mong muốn giúp người nước ngoài sinh sống và học tập, làm việc tại nước nước ta.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments