Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiĐồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Hiện nay, có rất nhiều hành vi phạm tội không phải được thực hiện bởi một cá nhân mà có thể từ hai người trở lên cùng thực hiện hành vi phạm tội đó. Theo đó, người ta thường nói rằng đây là hành vi phạm tội được thực hiện bởi các đồng phạm. Vậy đồng phạm là gì và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật hình sự chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn.

đồng phạm
Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Căn cứ xác định đồng phạm

Tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đưa ra định nghĩa về đồng phạm như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Như vậy, có thể hiểu đồng phạm là việc có từ hai người cùng thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội và thực hiện hành vi đó với lỗi cố ý.

Cũng theo quy định của pháp luật hình sự tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 người đồng phạm sẽ gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Cụ thể:

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm

+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện thuận lợi về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đồng phạm đều xuất hiện tất cả các vai trò này hay một người chỉ có thể đảm nhiệm một vai trò. Mà theo đó, trong quá trình thực hiện tội phạm, một người có thể đảm nhiệm một, hai hoặc ba vai trò hoặc trong quá trình đồng phạm không xuất hiện tất cả các vai trò này.

Để xác định một hành vi phạm tội có được thực hiện bởi đồng phạm ay không hoặc xác định một người có phải là đồng phạm hay không sẽ được dựa trên các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào số lượng người tham gia phạm tôi: Trong một vụ án có đồng phạm phải có ít nhất từ hai người trở lên

+ Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người tham gia phạm tội phải cùng nhau thực hiện một tôi phạm và có sự liên kết giữa hành vi của người này với hành vi của những người còn lại. Và theo đó, mọi hành vi của những người đđógoopj lại sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của hành vi phạm tôi.

+ Căn cứ vào hậu của hành vi phạm tội gây ra: Trong đồng phạm, hành vi của tổng hợp những người tham gia thực hiện tội phạm sẽ cùng tác động tới hậu quả của hnahf vi đó. Dù là người trực tiếp thực hiện hay gián tiếp thực hiện thì đều tác động tạo ra hậu quả của tôi phạm.

+ Căn cứ vào yếu tố lỗi: Ngay tại khái niệm đồng phạm đã nêu rõ, đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Theo đó, lỗi cố ý được hiểu là việc người thực hiện hành vi phạm tội khi đã biết rõ rằng đó là hành vi phạm tội và đã kường trước được hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra. Từ khái niệm này có thể hiểu, những người đồng phạm đều biết rõ về hành vi của mình cũng như của những người khác là hành vi nguy hiểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

đồng phạm
Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm chung

Theo nguyên tác này, những người tham gia đồng phạm để cùng thực hiện hành vi phạm tôi đều phải cùng chịu trách nhiệm hình sự trong đồng phạm do hành vi phạm tội của mình gây ra. Mỗi người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một hành vi phạm tội mà họ cùng gây ra.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm độc lập

Theo nguyên tác này, mỗi người phạm tội sẽ giữ một vai trò khác nhau, có đóng góp khác nhau vào việc thực hiện hành vi phạm tội, do đó khi xác định trách nhiệm hình sụ của họ cũng sẽ được căn cứ vào mức độ, sự đóng góp của ho vào hành vi phạm tội chung để xác định trách nhiệm hình sự của họ. Đay cũng là nguyên nhân chính làm cho trong cùng một vụ phạm tội những mỗi người đồng phạm sẽ có trách nhiệm hình sự trong đồng khác nhau.

Hình phạt đối với đồng phạm

Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 58 đã quy định: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”. Như vậy, hình phạt của những người cùng thực hiện tội phạm có thể sẽ khác nhua tùy thuộc vào mức độ tham gia của họ trong việc hình thành tội phạm gây ra hậu quả của tọi phạm. Bên cạnh đó, hình phạt của họ có thể khác nhau còn dựa vào việc họ có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hay bị áp dụng tình tiết tăng nặng đối với hành vi phạm tội đó.

Trên đây là những thông tin về đồng phạm về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thêm các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự như: truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments