Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometội phạmNhững điểm cần lưu ý về tội xâm phạm chỗ ở theo...

Những điểm cần lưu ý về tội xâm phạm chỗ ở theo quy định pháp luật

Vấn nạn xâm phạm chỗ ở ngày càng nhiều, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà mọi thông tin cá nhân đều có thể dễ dàng bị kẻ xấu đánh cắp hòng thực hiện ý đồ xấu, đây là một trong các lý do gián tiếp giúp người phạm tội thực hiện phi vụ xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp một cách trót lọt. Vì thế, hiểu rõ về luật pháp là phương pháp phòng bị căn bản trong việc đối phó với những loại tội phạm nguy hiểm này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật hình sự làm rõ thế nào là xâm phạm chỗ ở của người khác ? Và những điểm cần lưu ý về tội xâm phạm chỗ ở theo quy định pháp luật là gì nhé.

Thế nào là xâm phạm chỗ ở của người khác?

tội xâm phạm chỗ ở
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi thâm nhập gia cư bất hợp pháp bằng nhiều hình thức như: Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở, tự ý khám xét trái chỗ ở của người khác khi chưa được người đó cho phép hoặc hành động trái pháp luật tại nơi cư trú họ,… Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành động chủ quan, tự làm theo nhu cầu của bản thân mà không được pháp luật cho phép.

Căn cứ vào Điều 158, thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định rõ, những ai thâm nhập vào gia cư bất hợp pháp trong khi bản thân ý thức được nơi đó không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, có hành động khám xét hoặc bắt giữ người trái pháp luật, ngang nhiên lẻn vào nơi ở của người khác với mục đích xấu thì cấu thành vi phạm pháp luật hình sự, tội xâm phạm chỗ ở của người khác một cách (bất hợp pháp).

Những dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở

tội xâm phạm chỗ ở
Những dấu hiệu xâm phạm chỗ ở

Nơi cư trú của người khác được hiểu là phạm vi hợp pháp thuộc quyền sở hữu cá nhân, tại nơi cư trú chủ thể có quyền sinh sống, vui chơi, học tập và làm việc hay bất cứ hoạt động nào trong phạm vi cư trú của mình. Chủ thể được pháp luật bảo hộ về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, tức không ai được phép thâm nhập vào nơi ở của người khác khi chưa được sự cho phép của người đó là nội dung vi phạm pháp luật căn bản của loại tội phạm này.

*Một số dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở:

a, Về mặt khách quan:

  • Tự ý thâm nhập vào nơi cư trú của người khác khi chưa được sự đồng ý hoặc không có sự hiện diện của gia chủ
  • Người phạm tội có hành vi đe dọa, dùng bạo lực, vũ khí sắc nhọn để khống chế, bắt giữ con tin (đe dọa đến tính mạng của chủ hộ)
  • Hành động phá hoại tài sản như bẻ khóa, tháo cửa, dùng thủ đoạn để xâm nhập vào nơi ở của công dân, làm thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất tại nơi ở của người khác
  • Lên kế hoạch cụ thể, lợi dụng sơ hở của nạn nhân hoặc âm mưu dụ dỗ, xâm nhập gia cư bất hợp pháp nhằm thực hiện ý đồ xấu (đã thực hiện)

b, Về mặt chủ thể:

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là lỗi cố ý, do cá nhân chủ thể có khả năng nhận thức được hành động của mình với đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Bất kể hành động vi phạm pháp luật nào cũng thể hiện sự yếu kém về mặt đạo đức, danh dự và nhân phẩm của người phạm tội, xâm phạm nơi ở của người khác có chủ đích bị cấu thành tội phạm theo quy định hiện hành của Bộ luật Hình sự.

Chung quy lại, nơi ở của công dân thuộc quyền sở hữu của công dân. Không một ai có quyền được tiếp cận, dụ dỗ tạo niềm tin nhằm mục đích đột nhập vào gia cư, gây thiệt hại về giá trị vật chất và tinh thần của người bị hại.

*Lưu ý: trong trường hợp người xâm nhập gia cư cố ý mượn chìa khóa hay dùng cách khác để vào nhà với mục đích xem nhà hoặc ngủ nhờ nhuwng không có ý định phá hoại tài sản hay tư thù riêng với gia chủ thì bị xét tội vi phạm các quản lý về nhà ở tại Điều 343, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Quy định pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở của người khác

tội xâm phạm chỗ ở
Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở

Căn cứ vào Điều 158, thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định rõ, những ai thâm nhập vào gia cư bất hợp pháp trong khi bản thân ý thức được nơi đó không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, có hành động khám xét hoặc làm những việc trái pháp luật trên chỗ ở của người khác thì cấu thành vi phạm pháp luật hình sự, tội xâm phạm chỗ ở của người khác (bất hợp pháp).

Mỗi công dân đều có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi hành vi đe dọa ảnh hưởng đến tâm lý của công dân dưới mọi hình thức đặc biệt là tội xâm phạm chỗ ở trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước tòa án nhân dân tối cao và bản án lương tâm của mình.

Hình phạt đối với tội xâm phạm chỗ ở

tội xâm phạm chỗ ở
Hình phạt đối với tội xâm phạm chỗ ở

Dựa vào các quy định tại Điều 158, Bộ luật Hình sự ban hành năm 2015 quy định các khung xử lý tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

  • Khung thứ nhất – Khoản 1: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 3 tháng đến 2 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thực hiện vũ lực, đe dọa xâm nhập gia cư bất hợp pháp; Âm mưu lợi dụng hoặc không chế tinh thần người bị hại; lục soát trái pháp luật tại nơi ở không thuộc quyền sở hữu của mình.
  • Khung thứ hai – Khoản 2: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 01 năm đến 05 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thâm nhập gia cư có mục đích cụ thể, có tổ chức kế hoạch nhằm đạt được hành vi xâm phạm chỗ ở; Ảnh hupwrng tiêu cực đến an toàn xã hội và đã tái phạm đến lần thứ 2; khiến người bị hại tự sát.
  • Khung hình phạt bổ sung: Phạt người phạm tội từ 01 đến 05 năm tù giam tùy theo mức độ phạm tội mà có biện pháp khống chế, cấm lao động hoặc đảm nhiệm chức quyền, buộc thôi việc trong khoảng thời gian nhất định và chịu sự giám sát từ cơ quan có thẩm quyền.

Những trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân

tội xâm phạm chỗ ở
Khi nào được quyền khám xét nhà của công dân

Căn cứ vào khoản 1, Điều 192 thuộc Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2015) ban hành, các trường hợp được phép khám xét chỗ ở của công dân bao gồm:

  • Việc thực hiện khám xét nơi cư trú, nơi làm việc, địa điểm lưu trú của công dân khi có cơ sở chắc chắn có công cụ gây án, phương tiện trái pháp luật, chất cấm, giấy tờ hoặc biên bản phạm tội, cất trữ tài sản do vi phạm pháp luật hình thành,…
  • Việc khám xét cũng được diễn ra trong trường hợp phát hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng được phép lục soát nơi ở của công dân đối với cơ quan có thẩm quyền, ra quyết định
  • Tiến hành lục soát chỗ ở phải được thực hiện cùng lúc với gia chủ hay người đủ năng lực trách nhiệm hành vi từ 18 tuổi trở lên, nếu phía chủ hộ vắng mặt hoặc chưa đủ 18 tuổi thì việc lục soát nơi ở vẫn được diễn ra nhưng có sự góp mặt của cơ quan đại diện phường, xã, ủy ban nhân dân thường trực trên địa bàn.

Căn cứ tại khoản 1, Điều 193 và Điều 133, Bộ luật Hình sự quy định về những người có thẩm quyền ra quyết định hoặc khám xét nơi cư trú của công dân như sau:

  • Cơ quan điều tra theo cấp bậc, thủ trưởng các cấp, đối với trường hợp này phải được phê chuẩn lệnh khám xét từ Viện kiểm sát cùng địa phận rồi mới được phép tiến hành thực hiện
  • Viện trưởng, viện kiểm sát nhân dân, viện trưởng, phó trưởng và viện kiểm sát quân sự phân cấp
  • Hội đồng xét xử, chánh án , phó chánh án, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát quân sự phân cấp

Xem thêm tại: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín

tội xâm phạm chỗ ở
Quyền tự do cơ bản của công dân

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác và những điểm cần lưu ý về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự phòng hộ chủ động cuộc sống, bảo vệ gia đình và những người thân yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào nhé

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments