Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometội phạmXử lý đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định...

Xử lý đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật

Xã hội ngày càng văn minh, tiên tiến thì kéo theo sau là những hệ lụy mang tính chất tiêu cực, điển hình là vấn nạn trộm cắp tài sản diễn ra ở khắp nơi, nhất là ở các hộ dân cư sinh sống. Trong bối cảnh như vậy, bạn đã biết làm thế nào để xử lý đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật chưa? Hiểu rõ khái niệm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu thế nào là tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là như thế nào nhé.

Thế nào là trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản của người khác là hành vi sử dụng mánh khóe, thủ đoạn để chiếm dụng tiền bạc, tư trang và tài sản của người khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Tội phạm trộm cắp tài sản không nhất thiết sẽ lấy trộm vàng bạc, trang sức, hay hiện kim của người bị hại mà có thể chiếm đoạt bất cứ thứ gì về mặt vật chất và tinh thần của nạn nhân, ví dụ như: vật kỷ niệm, đồ cổ, bức tranh, tài liệu trong USB, hồ sơ mật, biên bản, giấy tờ nhà đất,… khi chưa có sự đồng ý và không có sự hiện diện của người đó tại thời điểm xảy ra hành vi lén lút thì cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự ban hành.

*Có thể hiểu rằng, tài sản có hai loại cơ bản là tài sản cá nhân và tài sản chung. Người phạm tội tiến hành trộm cắp bất kỳ loại tài sản nào và đã thực hiện trót lọt thì đủ cơ sở để xét xử vi phạm pháp luật, tội trộm cắp tài sản của người khác theo pháp luật.

Yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

tội trộm cắp tài sản
Trộm cắp tài sản là hành vi phạm pháp

*Một số yếu tố cơ bản cấu thành tội trộm cắp tài sản như sau:

  • Người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp đối với tài sản đang thuộc quyền sở hữu hay chiếm hữu của người khác, có nghĩa là tài sản ấy chịu sự tác động và chi phối của người khác, được bảo đảm bởi trách nhiệm của họ. Tài sản này chỉ thuộc về cá nhân, tổ chức về mặt chủ quan (tư trang, tiền bạc, sổ tiết kiệm, đá quý,…) hoặc về mặt khách quan (tiền quỹ, tiền góp vốn, tranh trưng bày được cơ quan, tổ chức mua lại,…).
  • Người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp đối với tài sản thuộc sự quản lý của người khác hoặc đang chịu sự quản lý trong phạm vi khu vực nhất định, cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có trách nhiệm với tài sản đó (xe công ty, máy móc, vật tư, tư liệu lao động,…). Tuy nhiên tài sản này không do chủ thể quản lý về mặt thực tế, tức tài sản đã thoát ly khỏi tầm nhìn của người quản lý nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của họ.

– Như vậy tài sản đang được người khác chiếm hữu, thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân hoặc của chung tập thể thì không ai có quyền chiếm dụng làm của riêng, từ trường hợp tự nguyện.

Quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản

tội trộm cắp tài sản
Quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản

Dựa theo cơ sở Điều 173, thuộc Bộ luật Hình sự ban hành, quy định về tội phạm trộm cắp tài sản:

Tội trộm cắp tài sản khi tài sản ấy thuộc về trách nhiệm và sự quản lý của người khác về mặt sở hữu, người phạm tội đã thực hiện trộm cắp thì xét xử về tội phạm trộm cắp tài sản của người khác. Trong trường hợp tài sản là những vật nhỏ như (nhẫn, dây chuyền, bông tai,…) thì hành vi trộm cắp được cấu thành tội trạng sau khi người phạm tội che đậy hoặc lén lút giấu tài sản vào phạm vi bất kỳ.

Nếu tài sản là vật nuôi, có thể chuyển động hay di chuyển, tài sản ngoài tầm kiểm soát của chủ nhân nhưng vẫn nằm quyền sở hữu và trách nhiệm của người quản lý thì vẫn cấu thành tội phạm nếu người phạm tội thực hiện trộm cắp thành công.

Mức phạt đối với tội trộm cắp tài sản

tội trộm cắp tài sản
Thông tin tuyên truyền phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản

*Mức hình phạt theo các khung quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản của người khác bao gồm:

  • Khung hình phạt thứ nhất – Khoản 1: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 06 tháng đến 03 năm hoặc cải tạo không giam giữ trong khoảng 03 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi lén giấu, lén lút chiếm đoạt tài sản cá nhân của người khác làm của riêng, đã thực hiện xong hành vi phạm pháp.
  • Khung hình phạt thứ hai – Khoản 2:  Phạt người phạm tội mức tù giam từ 02 năm đến 07 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội tiến hành lên kế hoạch, tổ chức phi vụ trộm cắp tinh vi, thủ đoạn chuyên nghiệp hoặc dùng bạo lực; Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50.000.000 triệu đồng đến 200.000.000 triệu đồng.
  • Khung hình phạt bổ sung – Khoản 3: Phạt người phạm tội không được hành nghề nhất định, nhậm chức vụ hay cư trú tự do (tùy mức độ phạm tội); Thu giữ tài sản chiếm đoạt trả lại cho người bị hại, đồng thời phạt tiền hoặc trục xuất người phạm tội nếu không áp dụng mức phạt chính; Bắt buộc chịu sự quản chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian quy định.

Xem thêm tại: Tội cướp giật tài sản

tội trộm cắp tài sản
Thận trọng với tội phạm trộm cắp tài sản

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản về tội trộm cắp tài sản và cách xử lý tội phạm trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật mới nhất. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự vệ, chủ động cuộc sống và bảo vệ gia đình thân yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào nhé

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments