Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Google search engine
Hometội phạmXử lý hình sự tội ra bản án trái pháp luật theo...

Xử lý hình sự tội ra bản án trái pháp luật theo quy định pháp luật

Chúng ta đều biết thì Tòa án là cơ quan xét xử, có vai trò quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt tội phạm. Do đó, bản án đưa ra phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý hợp tình, vì quyền lợi chung của xã hội, vừa để trừng trị kẻ phạm tội, vừa răn đe, giáo dục cộng đồng. Vậy nếu trường hợp Thẩm phán đưa ra bản án trái pháp luật thì sao? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu tội ra bản án trái pháp luật qua bài viết này nhé!

Thế nào là ra bản án trái pháp luật

Tội ra bản án trái pháp luật là hành vi của Hội đồng xét xử khi kí và ban hành ra bản án dù biết rõ là trái pháp luật.

Yếu tố cấu thành tội ra bản án trái pháp luật

tội ra bản án trái pháp luật
Xử lý hình sự tội ra bản án trái pháp luật theo quy định pháp luật

Khách thể của tội phạm

Tội ra bản án trái pháp luật xâm phạm đến uy tín của Toà án, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng; quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản án, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Mặt khách quan của tội phạm

  1. Về hành vi khách quan của tội này là hành vi ra bản án dù biết rõ là trái pháp luật. Tức là Thẩm phán, Hội thẩm có thể viết ra, tuyên án và ban hành bản án mà biết đó là trái pháp luật. Lưu ý, nếu như bản án được viết ra mà chưa tuyên đọc hoặc chưa ban hành thì không được coi là đã ra bản án. Nếu bản án đã được thông qua trong phòng nghị án và có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử, tuy nhiên do lý do bất kỳ mà bản án chưa được tuyên đọc, chưa ban hành và các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan khác chưa nhận được và các quyết định của bản án chưa được thi hành thì đây là trường hợp phạm tội chưa đạt.
    Xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì bản án được ví là sản phẩm cuối cùng của quá trình này. Tuy nhiên, đây là kết quả trực tiếp của Hội đồng xét xử. Do đó trách nhiệm trực tiếp khi ra bản án trái pháp luật là các thành viên Hội đồng xét xử.
    Về hậu quả: bản án đó được tuyên trái pháp luật, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Bản án trái pháp luật là bản án vi phạm về mặt hình thức hoặc về nội dung.

Chủ thể của của tội ra bản án trái pháp luật

  1. Bên cạnh các điều kiện cơ bản như các tội phạm khác như điều kiện về độ tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội phạm ra bản án trái pháp luật là chủ thể đặc biệt, chỉ có Hội đồng xét xử là Thẩm phán, Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân dân) mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Mặt chủ quan của của tội phạm

  1. Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi ra bản án của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
    Trường hợp nếu vì lý do khách quan nào đó hoặc do trình độ chuyên môn nghiệp vụ non kém mà Hội đồng xét xử không biết rõ là bản án ban hành là trái pháp luật thì sẽ không phạm tội ra bản án trái pháp luật.
tội ra bản án trái pháp luật
Xử lý hình sự tội ra bản án trái pháp luật theo quy định pháp luật

Quy định pháp luật về tội ra bản án trái pháp luật

  1. Tội ra bản án trái pháp luật được quy định tại Điều 370 BLHS 2015, với 04 khung hình phạt, cụ thể như sau:
  • – Khung hình phạt cơ bản: nếu Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm- 05 năm;
  • – Khung hình phạt tăng nặng đầu tiên: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 370 thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm – 10 năm;
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 370 thì bị phạt tù từ 10 năm – 15 năm;
  • – Cuối cùng là khung hình phạt bổ sung. Khi xét thấy ngoài các hình phạt chính nêu trên, cần thiết phải áp dụng thêm hình phạt bổ sung thì người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm – 05 năm.

Ví dụ minh họa về tội ra bản án trái pháp luật

  • Ví dụ thực tế là ngày 5/6/2012, TAND huyện Thanh Liêm, Hà Nam đã xử phạt Bùi Hồng L 12 tháng tù và cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “Buôn bán hàng cấm”. Vào ngày 20/2/2013, khi đang trong thời hạn chấp hành hình phạt trên thì Luân lại phạm tội “Tổ chức đánh bạc” và bị Công an tỉnh Ninh Bình bắt quả tang.
  • Bản án hình sự sơ thẩm ngày 23/9/2013 do Hội đồng xét xử (trong đó có thẩm phán Nguyễn Thành Đ, Phó Chánh án TAND tỉnh Ninh Bình chủ trì phiên xét xử) đã xử phạt bị cáo L 27 tháng cải tạo không giam giữ tội “Tổ chức đánh bạc”. Vấn đề ở đây là bản án đã không tổng hợp hình phạt của bản án trước là trái với Điều 60 BLHS.
  • Thẩm phán Đ và Hội đồng xét xử đã bỏ qua tình tiết tăng nặng, cố tình áp đặt tình tiết giảm nhẹ không có thực là trái pháp luật. Do đó, vào ngày 24/7, cơ quan điều tra – Viện KSNDTC đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bị can Nguyễn Thành Đ về tội “Ra bản án trái pháp luật”.

Trên đây là những chia sẻ về xử lý hình sự tội ra bản án trái pháp luật theo quy định pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm yếu tố thời hiệu thi hành bản án để có thêm kiến thức. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments