Vấn nạn về tội phạm tham nhũng là một vấn nạn nhức nhối hiện nay, đã và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại tội phạm tham nhũng hiện nay.

chủ thể đặc biệt của tội phạm

I-Thế nào là tội phạm tham nhũng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng  năm 2018 quy định như sau:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi

Cũng tại Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có quy định về người có chức vụ, quyền hạn:

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

– Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

– Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

– Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

….

Như vậy, trong Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã quy định rõ ràng về tội phạm tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc bằng một hình thức khác được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vì vụ lợi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- Cấu thành tội phạm tham nhũng:

1- Khách thể:

Khách thể của các tội phạm về chức vụ là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các quan hệ xã hội này bị các tội phạm về tham nhũng xâm hại, Qua đó, các tội phạm này có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ngoài ra, các đối tượng tác động của tội phạm tham những là các hoạt động thực thi công vụ hoặc nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.

2- Chủ thể của tội phạm tham nhũng

Chủ thể của tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xác định rõ dấu hiệu về chức vụ:

– Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Ngoài những người có chức vụ, chủ thể của tội phạm về tham nhũng có thể là những người có quyền hạn. Có những trường hợp, chủ thể của các tội phạm tham nhũng không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn nhưng thông qua người có chức vụ, quyền hạn để xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan hoặc tổ chức.

3- Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng:

Hành vi khách quan của tội phạm tham nhũng thường có nhiều dạng hành vi nhưng có đặc điểm chung là được gắn với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Hậu quả mà tội phạm này gây ra có thể là thiệt hại đến lợi ích nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

4- Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng:

Trong tội phạm tham nhũng, đa số tội được thực hiện với lỗi cố ý. Ở một số cấu thành tội phạm, động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác được quy định là dấu hiệu định tội.

5- Về hình phạt:

Tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xá hội. Do vậy, hình phạt chính được quy định cho một số tội có thể đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình như tội tham ô tài sản ( Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015); tội nhận hối lộ (Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Ví dụ cụ thể:

Tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015):

[a] Dấu hiệu pháp lý:

Dấu hiệu chủ thể của tộỉ phạm

Tội phạm đòi hỏi chủ thể phải là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có những dấu hiệu đặc biệt đã được quy định trong Điều 353 BLHS mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô. Chủ thể của tội tham ô tài sản phải làngười có chức vụ, quyền hạn quản lí tài sản. Những người không có chức vụ, quyền hạn này chỉ có thể là đồng phạm tham ô với vai trò là người xúi giục, tổ chức hay giúp sức.

Chủ thể của tội tham ồ, nếu nói một cách khái quát phải là chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 Bộ luật Hình sự năm 2015); tội giả mạo trong công tác (Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015).

[b] Hình phạt:

Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ

sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến

07 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định là hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng cho các trường hợp phạm tội sau:

-Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm tham ô có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

-Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Thủ đoạn xảo quyệt là cách thức thực hiện hành vi phạm tội có tính gian dối cao. Nó cũng tạo điều kiện cho người phạm tội che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc đấu tranh chống tội phạm không được quy định là dấu hiệu thuộcmặt khách quan của tội phạm.

tham ô tài sản

III- Một số hành vi được xem là tham nhũng:

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có quy định về các hành vi tham:

1- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

[a] Tham ô tài sản;

[b] Nhận hối lộ;

[c] Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

[d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

[đ] Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

[e] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

[g] Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

[h] Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

[i] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

[k] Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

[l] Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

[m] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

[a] Tham ô tài sản;

[b] Nhận hối lộ;

[c] Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Như vậy, các hành vi được xem là tham nhũng trong và ngoài khu vực nhà nước là những hành vi được liệt kê tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

IV- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các tội phạm tham nhũng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các tội phạm tham nhũng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here