Người Việt Nam ta xưa nay luôn xem trọng chữ hiếu, lấy chữ hiếu làm đầu, thế nhưng không phải ai cũng làm đươc điều ấy. Nếu một ngày bạn trông thấy bạn trông thấy hành vi ngược đãi cha mẹ của một ai đó, bạn sẽ xử lý ra sao. Bạn đã biết thế nào là tội ngược đãi cha mẹ chưa? Đừng quá lo lắng vì chúng tôi ở đây để giúp bạn làm điều đó, vậy tội ngược đãi cha mẹ là gì? Và những quy định xử lý tội ngược đãi cha mẹ như thế nào? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu ngay nhé.
Khái niệm ngược đãi

Ngược đãi được hiểu là hành vi sử dụng ngôn từ, lời nói hay những cụm từ chửi rủa, mạt sát, hành hạ về tinh thần đối với người khác. Khiến họ bị tổn thương về tâm lý, hoang mang, lo sợ khi nghĩ đến những câu từ nặng nề ấy, ngược đãi có thể xảy ra với bất kỳ ai dù lớn hay nhỏ. Bộ não của con người thường rất sàng lọc ngôn từ, lựa chọn lời hay ý đẹp mà tiếp nhận, nếu bộ não nhân quá nhiều từ ngữ đay nghiến, cay nghiệt nhằm sát thương chủ thể thì nó chắc chắn sẽ phản ánh lên chính biểu hiện và tinh thần của người đó.
Hành vi ngược đãi người khác không nhất thiết phải thông qua hành động cụ thể mà có thể xảy ra dưới nhiều hình thức hoặc bằng nhiều cách khác nhau, kể cả với người thân như: ông bà, cha mẹ, anh chị, em,… cũng có thể là nạn nhân của hành vi ngược đãi.
Yếu tố cấu thành tội ngược đãi cha mẹ

a, Về mặt khách quan:
- Một số yếu tố cấu thành tội ngược đãi cha mẹ như sau:
- Hành động bỏ mặc hoặc không chăm sóc cha mẹ, thường xuyên quát nạt, chửi bới hay bỏ đói, thậm chí giam giữ cha mẹ. Bắt cha mẹ phải chịu rét, chịu khát, ăn mặc rách rưới,… (theo cách không bình thường)
- Đối xử tệ bạc với cha mẹ, có sử dụng các hành động bạo lực bằng vũ lực hoặc ngôn từ nhằm gây sức ép lên cha mẹ, trấn áp, giam giữ cha mẹ mình
- Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên, có hành vi ngược đãi cha mẹ, gây đau đớn về tinh thần lẫn thể xác
- Người phạm tội thực hiện hành vi ngược đãi đối với tinh thần hay thể xác của cha mẹ, người có chung quan hệ huyết thống với chủ thể hoặc người nuôi dưỡng, chăm sóc người phạm tội như mẹ nuôi, cha nuôi trên giấy tờ pháp lý
Ngược đã cha mẹ là loại tội phạm hình sự được pháp luật ban hành, quy định rõ trong khoản 2 – Điều 71, thuộc Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về tội ngược đãi cha mẹ
b, Về mặt chủ thể:
Hành vi ngược đãi cha mẹ được thực hiện trong trạng thái tỉnh táo của chủ thể, người phạm tội có đủ năng lực pháp lý và trách nhiệm hình sự để nhân biết hành động sai trái của mình nhưng vẫn cố ý vi phạm. Ngược đãi chính cha mẹ, người đã nuôi dưỡng và chăm sóc chủ thể khôn lớn là tội ác, xét về mặt xã hội, hành động ngược đãi cha mẹ bị lên án, ruồng bỏ; Xét về mặt chủ thể, ngược đãi cha mẹ thể hiện sự yếu kém về giáo dục, đạo đức và nhân phẩm, sẽ bị đào thải nhanh chóng.
c, Về mặt khách thể:
Ngược đãi gây nên tổn thương sâu sắc về cả thể xác lẫn tinh thần đối với người bị hại, đặc biệt là người thân thì sát thương nhân lên gấp bội phần. Hành vi ngược đãi cha mẹ khiến họ luôn sống trong sự hoang mang, lo lắng, tủi hờn, suy nghĩ tiêu cực và tệ hơn là tự sát,… Đau đớn hơn khi người làm nên tội lại là người thân gắn bó thì sát thương ấy có thể nhân lên gấp bội.
Quy định pháp luật về tội ngược đãi cha mẹ

Tội ngược đãi cha mẹ là hành vi bạo lực bằng ngôn từ mạt sát, chửi mắng, đay nghiến, cay nghiệt,… với cha mẹ của mình hoặc sử dụng bạo lực bằng vũ lực (đánh đập, bắt nhốt, giam giữ, hành hạ,…) thì bị cấu thành tội phạm hình sự, tội ngược đãi cha mẹ theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Con cái có nghĩa vụ cấp dưỡng, yêu thương và chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, bệnh tật, già yếu. Không được phép bỏ mặc cha mẹ, người nuôi dưỡng chủ thể trong hoàn cảnh khó khăn, không được dùng ngôn từ bạo lực hoặc vũ lực đối với cha mẹ, không được gây tổn thương cho họ về thể xác và tinh thần,…
*Lưu ý: Sử dụng vũ lực không phải là yếu tố căn bản cấu thành tội ngược đãi mà thành tội ngay từ khi người phạm tội có hành vi mạt sát, chửi bới, đay nghiến và hành hạ tinh thần của nạn nhân.
Xử lý hình sự đối với tội ngược đãi cha mẹ

*Dựa theo cơ sở – Điều 185, thuộc Bộ luật Hình sự ban hành và quy định xét xử về tội ngược đãi cha mẹ bao gồm các khung hình phạt:
- Khung hình phạt thứ nhất – Khoản 1: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 01 năm đến 02 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội gây tổn thương về tinh thần lẫn thể xác cho cha mẹ; Đã từng bị kết án nhưng tiếp tục tái phạm.
- Khung hình phạt thứ hai – Khoản 2: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 02 năm đến 05 năm (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội ngược đãi người già yếu, khuyết tật hay không có năng lực phản kháng; Ngược đãi người dưới 16 tuổi; Phụ nữ có thai; Người bệnh tật, đau ốm,…
Xem thêm tại: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản thế nào là tội ngược đãi cha mẹ và những quy định xét xử về tội ngược đãi cha mẹ theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng tự vệ, chủ động hơn trong cuộc sống để bảo vệ gia đình và những người thân yêu trước tội phạm nguy hiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào nhé.