Vấn nạn mua bán người xảy ra ngày càng nhiều, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà mọi thông tin cá nhân đều có thể dễ dàng bị kẻ xấu đánh cắp hòng trục lợi, đây là một trong các lý do gián tiếp giúp người phạm tội thực hiện phi vụ mua bán trót lọt. Vì thế, hiểu rõ về luật pháp là phương pháp phòng bị căn bản trong việc đối phó với những loại tội phạm nguy hiểm này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật hình sự làm rõ thế nào là tội mua bán người? Và những quy định pháp luật về tội mua bán người là gì nhé.
Khái niệm tội mua bán người

Tội mua bán người là hành vi được thực hiện một cách cố ý, do người phạm tội có mục đích hoặc kế hoạch cụ thể xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và sức khỏe của người bị hại để trục lợi trên tâm hồn lẫn thể xác của họ. Mua bán người có nhiều hình thức như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, môi giới việc làm hay trao đổi trực tiếp người bị hại cho đối tượng mua bán khác (trong tình trạng nạn nhân bị khống chế, mất năng lực phản kháng và không đồng thuận với quyết định của người phạm tội).
Hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa mà ở đây chủ thể chính là con người thuộc vào loại vi phạm hình sự đặc biệt cần loại bỏ khỏi xã hội. Người phạm tội có đầy đủ năng lực tinh thần và sức khỏe để nhân biết đâu là hoạt động mua bán sai trái nhưng vẫn cố ý thực hiện mua bán người nhằm kiếm lợi nhuận thì cấu thành tội mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Yếu tố cấu thành tội mua bán người

a, Về mặt khách quan
- Người phạm tội có hành vi buôn bán, trao đổi người theo hình thức bất chính để thu lợi nhuận, thể hiện dưới hình thức sử dụng tài sản (tiền bạc hay các phương án thanh toán khác) để mua bán người nhằm giao dịch cho một bên thứ 2 hoặc bán lại với giá cao hơn, mục đích chính là làm giàu cho bản thân.
- Nạn nhân của một thương vụ mua bán phải có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, trong trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi thì chủ thể bị cấu thành tội buôn bán trẻ em, mọi hình thức giao dịch của loại tội phạm này đều thực hiện trao đổi lén lút, tránh sự phát giác của cán bộ công an cho thấy năng lực hành vi và tâm lý ổn định. Vì thế sẽ bị xử lý theo khung hình phạt riêng dành cho tội phạm mua bán người.
- Khi truy cứu vấn đề trách nhiệm của người phạm tội trước toàn án nhân dân tối cao, hành vi mua bán người sẽ không lệ thuộc vào việc người bị hại có nhận thức được bản thân là món hàng trao đổi, giao dịch hay không.
- Hành vi phạm tội được cấu thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi buôn bán người, nếu giao dịch chưa xảy ra (hoặc kịp thời ngăn chặn) thì chưa cấu thành tội trạng.
b, Về mặt khách thể
Hành vi phạm tội mua bán, trao đổi người dưới mọi hình thức, xem con người như hàng hóa để thu lợi nhuận trên nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của người bị hại là thể hiện sự yếu kém về mặt đạo đức và vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của con người trong bất kỳ hình thức giao dịch nào, nếu đã thực hiện xong hành vi mua bán thì cấu thành tội, trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi cấu thành tội buôn bán trẻ em theo khung hình phạt cao nhất của quy định pháp luật hiện hành.
c, Về mặt chủ quan
Xét về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý, có mục đích cụ thể là kiếm tiền làm giàu cho bản thân, kinh doanh trên cơ thể của người bị hại (theo nhiều hình thức) mua bán dâm, nội tạng, môi giới lấy chồng, nô lệ tình dục,… tuy nhiên đây không phải là “dấu hiệu” cơ bản cấu thành tội phạm mua bán người.
d, Về mặt chủ thể
Tội phạm mua bán người có thể là bất cứ ai có đầy đủ năng lực nhận thức và năng lực trách nhiệm hình sự cho hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của người khác trong mọi hình thức.
Quy định pháp luật về tội mua bán người

Hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa mà ở đây chủ thể chính là con người thuộc vào loại vi phạm hình sự đặc biệt cần loại bỏ khỏi xã hội. Người phạm tội có đầy đủ năng lực tinh thần và sức khỏe để nhận biết đâu là hoạt động mua bán sai trái nhưng vẫn cố ý thực hiện mua bán người nhằm kiếm lợi nhuận thì cấu thành tội mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hành vi phạm tội được cấu thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi buôn bán người, nếu giao dịch chưa xảy ra (hoặc kịp thời ngăn chặn) thì chưa cấu thành tội trạng.
Đối với việc mua bán người dưới 16 tuổi

Người thực hiện hành vi mua bán người dưới 16 tuổi đã cấu thành tội phạm, tùy theo mức độ tổn hại về mặt thể xác và tinh thần, mức độ thương tổn của người bị hại mà quyết định thêm tội trạng bổ sung theo Điều 151, Bộ luật Hình sự – sửa đổi và bổ sung năm 2017 ban hành. Đồng thời người phạm tội phải chịu trách nhiệm (thêm) về thái độ xâm phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm của con người theo đúng quy định pháp luật, nhận bản án lương tâm và bản án phạt từ tòa án nhân dân tối cao về hành vi phạm tội của mình.
*Lưu ý: Nạn nhân của một thương vụ mua bán phải có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, trong trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi thì chủ thể bị cấu thành tội buôn bán trẻ em.
Hình phạt đối với tội mua bán người

Căn cứ vào Điều 151, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) người phạm tội phải chịu mức phạt theo 3 khung hình như sau:
- Khung hình phạt thứ nhất – khoản 1: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 07 năm đến 12 năm (theo quy định pháp luật hiện hành). Trong trường hợp người phạm tội trực tiếp tham gia trao đổi, mua bán người dưới mọi hình thức để thu lợi nhuận; cố ý che giấu “chứa chấp” người bị hại để thực hiện hành vi trên.
- Khung hình phạt thứ hai – khoản 2: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 12 năm đến 20 năm (theo quy định pháp luật hiện hành). TRong trường hợp người mua bán là người có chức quyền; Người có quan hệ mật thiết với nạn nhân như bảo hộ, chăm sóc, dưỡng dục, người thân; Phạm tội mua bán từ 02 đến 05 người và từ 2 lần trở lên; Gây tổn thương hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại từ 31% đến 60%.
- Khung hình phạt thứ 3 – khoản 3: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 18 năm đến 20 năm (theo quy định của pháp luật hiện hành). Trong trường hợp tái phạm hoặc phạm tội buôn bán từ 06 người trở lên; có tổ kế hoạch tổ chức chuyên nghiệp; gây tổn thương cho nạn nhân từ 61% trở lên; Đã thực hiện xong hành vi lấy cơ quan nội tạng người bị hại hoặc nạn nhân tự sát.
- Ngoài ra người phạm tội tùy theo mức độ phạm tội mà bị pháp luật cấm đảm nhiệm chức quyền, làm việc hoặc hành nghề nhất định; Cấm cư trú và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của cán bộ công an từ 01 năm đến 05 năm; Phạt tiền từ 50.000.000 triệu đồng đến 200.000.000 triệu đồng đối với tội phạm cấu thành.
Xem thêm tại: Tội hiếp dâm

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản cấu thành tội mua bán người và những quy định pháp luật về tội phạm buôn bán người theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự phòng hộ chủ động cuộc sống, bảo vệ gia đình và những người thân yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào nhé.