Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếQuy định pháp luật hình sự đối với tội lừa dối khách...

Quy định pháp luật hình sự đối với tội lừa dối khách hàng

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng hiện nay thì những hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cũng diễn ra rất phổ biến trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hành vi tiêu biểu được Luật Hình sự Việt Nam quy định là tội phạm, đó là tội lừa dối khách hàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Lừa dối khách hàng

Lừa đối khách hàng là hành vi gian dối của người bán hàng trong việc mua bán và gây thiệt hại cho khách hàng (bên mua). Đây là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới quyền sở hữu của người khác và cả trật tự quản lí thị trường của pháp luật bảo vệ.

Yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng

Tội lừa dối khách hàng là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và mục đích nhằm thu lợi bất chính.Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp.
– Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi của tội lừa dối khách hàng là hành vi gian dối của người bán trong mua bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Những hành vi này có thể được thực hiện thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau như cân, đong, đo, đếm sai lệch trong quá trình giao hàng hoá; hay cố ý tính tiền sai trong quá trình thanh toán, vay mượn; cố ý giao hàng kém chất lượng nhưng lại bán cho khách hàng theo giá của hàng chất lượng tốt; thu đoạn thay thế phụ tùng có giá trị thấp nhưng lại yêu cầu khách phải thanh toán số tiền nhiều hơn giá trị của dịch vụ và hàng hoá thực tế,…

  • Hậu quả của tội lừa dối khách hàng: gây ra những thiệt hại, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của những cá nhân kinh doanh hoặc là các doanh nghiệp (thiệt hại về lợi ích vật chất, tiền bạc,…)
  • – Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
    – Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi ở đây là lỗi cố ý. Động cơ của tội phạm là vụ lợi nhằm mục đích thu lợi bất chính.
    – Khách thể của tội phạm: Tội lừa dối khách hàng xâm phạm những quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, xam phạm uy tín của các doanh nghiệp.
tội lừa dối khách hàng
Quy định pháp luật hình sự đối với tội lừa dối khách hàng

Quy định pháp luật về tội lừa dối khách hàng

  • Theo quy định của BLHS 2015 thì hình phạt chính đối với người phạm tội lừa dối khách hàng cụ thể như sau:
    – Đối với trường hợp đã có bị xử phạt vi phạm hành chíh về hành vi này hoặc là đã bị kết án mà chưa được xoá án tích nhưng vẫn còn vi phạm hoặc trường hợp thu được lợi bất chính đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
    – Phạm tội lừa dối khách hàng mà có tổ chức, chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn xảo quyệt hoặc thu được lợi bất chính tới 50 triệu trở lên thì sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù đến 05 năm.
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị Toà án áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm hành nghề, làm công việc nhất định đến 05 năm.

Phân biệt giữa tội lừa dối khách hàng với tội quảng cáo gian dối

  • 1. Khái niệm:
  • Lừa dối khách hàng là hành vi cân, đo, đong, đếm, tính sai số lượng hay khối lượng hàng hóa, dịch vụ cho khách hoặc sử dụng thủ đoạn khác để thu lợi bất chính trong mua bán, giao dịch.
    Quảng cáo gian dối, sai sự thật là hành vi quảng cáo không đúng về tên gọi, chất lượng, giá trị thật của hàng hóa, dịch vụ, gây hiểu nhầm cho khách và trái với các quy định của pháp luật.
tội lừa dối khách hàng
Quy định pháp luật hình sự đối với tội lừa dối khách hàng

2. Hành vi:

– Hành vi của tội lừa dối khách hàng là hành vi cân, đo, đong, đếm sai khi giao hàng; Cố tình tính tiền sai khi giao nhận hàng; hoặc giao hàng chất lượng kém nhưng bán ra theo giá hàng chất lượng tốt; Cố tình thay thế phụ tùng giá trị thấp nhưng yêu cầu khách thanh toán nhiều hơn giá trị thực tế.
– Hành vi của tội quảng cáo gian dối là việc dùng quảng cáo gian dối về chất lượng hàng hóa, dịch vụ với khách hàng. Trong khi thực tế thì chất lượng hàng hóa đó lại không giống như quảng cáo với nhiều hình thức như vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đăng báo, đưa tin trên đài truyền hình, hay dùng banner, poster ở nơi công cộng,…

3. Khách thể:
Tội lừa dối khách hàng xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và uy tín của các doanh nghiệp liên quan.
Tội quảng cáo gian dối xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng và cả chế độ quản lý Nhà nước với hoạt động về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ.

4. Khung hình phạt:
Với tội lừa dối khách hàng có khung hình phạt cao nhất là phạt tù tới 5 năm, khung nhẹ nhất là phạt tiền tới 100 triệu đồng. Còn hành vi quảng cáo sai sự thật, gian dối có khung hình phạt cao nhất là phạt tù tới 3 năm, khung nhẹ nhất là phạt tiền tới 100 triệu đồng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội lừa dối khách hàng và những quy định của pháp luật hiện hành về tội danh này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm tội khác liên quan như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại đây để có thêm kiến thức. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments