Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, danh dựNhững điều cần lưu ý về tội làm nhục người khác theo...

Những điều cần lưu ý về tội làm nhục người khác theo quy định pháp luật

Khi chúng ta bị người khác buôn ra những lời nói sĩ nhục hay hạ thấp nhân phẩm, danh dự, thì chúng ta có thể tố cáo người xúc phạm mình để nhờ vào sự can thiệp của pháp luật lấy lại danh dự cho bản thân. Các tội danh và hình phạt liên quan đến tội danh về làm nhục người khác đã được quy định rõ trong luật pháp. Hãy cùng với luật hình sự tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác

Khái niệm tội làm nhục người khác

Làm nhục người khác là hành vi liên quan đến việc xúc phạm nghiêm trọng về vấn đề nhân phẩm, danh dự của con người.

Người phạm tội phải là người có hành động (bằng lời nói hoặc hành vi) xúc phạm nghiêm trọng đến vấn đề về nhân phẩm, danh dự của người khác, như: thực hiện lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hành động lột quần áo giữa đám đông… Để tiến hành việc làm nhục người khác, người phạm tội còn có những hành vi vũ lực hoặc tiến hành đe dọa dùng vũ lực như thực hiện bắt trói, hay tra khảo, vật lộn, dùng đấm đá hoặc các phương tiện gây nguy hiểm để khống chế, tiến hành đe dọa, và buộc người bị hại phải làm theo các mong muốn của mình. Tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ với mục đích cụ thể là làm nhục mà không nhằm mục đích nào khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại tiếp tục cấu thành một tội danh độc lập thì tùy vào các trường hợp cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu các trách nhiệm liên quan đến hình sự về tội làm nhục và các tội danh tương ứng với hành vi đã thực hiện. Có thể kể đến là tội vu khống và tính chất nghiêm trọng hơn là tội hiếp dâm.

Yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác

Thứ nhất: phân tích Về mặt chủ thể

Chủ thể liên quan của tội phạm này là bất kỳ người nào có đầy đủ các năng lực về trách nhiệm hình sự và từ đủ độ tuổi 16 trở lên. Các cá nhân 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu các trách nhiệm về hành vi này do không nằm trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự về các hành vi liên quan mà người ở độ tuổi này phải thực hiện trách nhiệm.

Thứ hai: xét đến mặt khách thể

Hành vi phạm tội đã được nêu trên có liên quan đến xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của người khác.

Thứ ba: xét đến mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện việc tội phạm của mình với lỗi cố ý. người phạm tội đã biết rõ về hành vi của mình là hành vi liên quan đến xúc phạm về danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là muốn làm cho người bị hại phải bị hạ thấp về danh dự, hay nhân phẩm với nhiều nguồn động cơ khác nhau, có thể là động cơ trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể xem động cơ là trả thù người thân của người bị hại…
Động cơ hay mục đích không phải dấu hiệu có tính bắt buộc nằm trong khuôn khổ của tội làm nhục người khác.

Thứ tư: xét về mặt khách quan

Mặt khách quan này được thể hiện cụ thể với các hành vi liên quan đến việc xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này còn có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc có những hành động khác với mục đích là tiến hành hạ thấp nhân cách, hay xúc phạm về danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể như sau:
+ Thể hiện bằng những lời nói co tính sỉ nhục, chửi bới một cách đầy thô bỉ… nhằm vào nhân cách và danh dự với các tính chất hạ thấp về nhân cách, danh dự của người bị hại, bên cạnh đó làm cho người bị hại cảm thấy bị nhục nhã hay mất mặt trước mọi người.
+ Thể hiện cụ thể bằng việc làm: có những hành vi gây ra hành động xấu, bỉ ổi với người bị hại trước mặt những đám đông để thỏa mãn việ bêu rếu. Ví dụ: nhổ nước bọt thẳng vào mặt, hay dụng phân ném, hoặc trứng thối vào cơ thể người, xe cộ…nhằm mục địch xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm của người khác.

Quy định pháp luật trước đây về tội làm nhục người khác

Tùy theo các tính chất, hay các mức độ nghiêm trọng khác nhau của hành vi mà người xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác đều bị xử phạt về hành chính hoặc tiến hành nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Xử phạt về hành chính:

Căn cứ tại các điểm d, e khoản 1 nằm trong Điều 5 thuộc Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến vấn về quản lý, cung cấp, hay thực hiện việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội quy định: nghiêm cấm các hành vi như: “Đưa những thông tin gây xuyên tạc, hay vu khống, và xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự và cả nhân phẩm của cá nhân”; “Giả mạo các tổ chức, cá nhân và phát tán đi những thông tin liên quan giả mạo, thông tin sai sự thật nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp được quy định của tổ chức, cá nhân”.

Đồng thời, người vi phạm sẽ bị xử phạt cụ thể theo quy định tại Điều 66, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về việc sử dụng các thông tin số nhằm vào các mục đích liên quan đến xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Cụ thể, việc làm này sẽ bị xử phạt với số tiền tương ứng từ 10 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng tùy vào hành vi như: Cung cấp, hay thực hiện trao đổi, truyền đưa hoặc tiến hành lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm thực hiện việc đe dọa, gây quấy rối, xuyên tạc, hay vu khống, và còn có thể xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Điều 5. Vi phạm các quy định cụ thể về trật tự công cộng

1. Tiến hành Phạt cảnh cáo hoặc thực hiện việc phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Có cử chỉ hay lời nói thô bạo, hoặc thực hiện việc khiêu khích, trêu ghẹo, và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Quy định pháp luật hiện nay về tội làm nhục người khác

quy định về tội làm nhục người khác
quy định về tội làm nhục người khác

Về vấn đề liên quan đến các chế tài hình sự, Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rõ ràng:

– Tiến hành Phạt cảnh cáo, hay phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng hoặc sử dụng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu các hành vi này có tính chất nghiêm trọng, và có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

– Thực hiện Phạt tù từ 03 tháng cho đến 02 năm, áp dụng cụ thể đối với một trong các trường hợp phạm tội như:  Phạm tội có mức độ từ 02 lần trở lên; Đối với số lượng từ 02 người trở lên; có Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang trong thời gian thi hành công vụ; Đối với người đang thực hiện việc dạy dỗ, nuôi dưỡng, hay chăm sóc, tiến hành chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc các mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện quá trình phạm tội; Gây ra rối loạn về vấn đề tâm thần và hành vi khác của nạn nhân mà tỷ lệ gây tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Tiến hành Phạt tù từ 02 năm cho đến 05 năm, áp dụng cụ thể đối với trong các trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ sau: Gây rối về vấn đề loạn tâm thần và các hành vi của nạn nhân mà trong đó thì tỷ lệ tổn thương của cơ thể đạt 61% trở lên; Làm cho nạn nhân phải tự sát.

Bên cạnh việc phải chịu một trong số những hình phạt chính ở trên, thì người phạm tội còn phải chịu các hình phạt bổ sung như: Cấm đảm nhiệm các chức vụ, hay cấm hành nghề hoặc làm công việc nào đó cụ thể từ một năm cho đến năm năm.

Xử lí đối với tội làm nhục người khác trên mạng xã hội

Tùy thuộc vào các tính chất của hành vi vi phạm, và nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề về hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác ngay trên mạng xã hội cũng có thể bị phạt hành chính với các mức độ tương ứng có liên quan.

Trong đó, tại điểm a nằm trong khoản 1 thuộc Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Phạt số tiền mức từ 10 – 20 triệu đồng đối với những hành vi về lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các công việc như cung cấp, chia sẻ các thông tin giả mạo, các thông tin sai sự thật, hay các vấn đề xuyên tạc, vu khống, cũng có thể là xúc phạm uy tín của cơ quan, các tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Lưu ý: Mức phạt này sẽ được áp dụng cụ thể đối với hành vi vi phạm về hành chính của các tổ chức. Đối với các trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như hành vi của tổ chức thì có thể mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền mà các tổ chức phải chịu (Căn cứ Điều 4 Nghị định 15).

Hiện nay, việc làm nhục người khác trên facebook có rất ít các trường hợp bị xử lý hình sự mà chỉ thực hiện xử lý hành chính.

Đối với các trường hợp làm nhục người khác thì chúng ta cần xử lí và có những biện pháp răn đe để bảo vệ cho người bị xâm phạm và giáo dục người thực hiện hành vi đe dọa, làm nhục. Để có một môi trường văn minh và thân thiện chúng ta cần tích cực đẩy lùi và tránh xa vấn nạn này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments