Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Google search engine
Hometội phạmQuy định pháp luật hiện hành về tội bắt cóc và những...

Quy định pháp luật hiện hành về tội bắt cóc và những điều cần lưu ý

Bắt cóc được hiểu là hành vi bí mật bắt giữ người khác một cách trái pháp luật nhằm mục đích kinh tế, chính trị. Bắt cóc con tin hay bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm quy định trong BLHS hiện hành. Cùng Luật Hình sự theo dõi bài viết này để nắm được những quy định pháp luật và điều cần lưu ý về tội bắt cóc nhé!

Yếu tố cấu thành tội bắt cóc

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội bắt cóc con tin là trật tự, an toàn công cộng và những chính sách đối ngoại, quyền nhân thân của con người (quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể).
Tội bắt cóc con tin là tội danh mới lần đầu được quy định trong BLHS 2015 nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn.

Mặt khách quan của tội phạm

Kế thừa các quy định về bắt cóc con tin của Công ước năm 1979, BLHS đã quy định như sau:

  • – Hành vi của tội phạm bắt cóc con tin là bắt, giữ/giam người khác làm con tin nhằm ép buộc, cưỡng chế quốc gia, vùng lãnh thổ, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức quốc tế thực hiện điều kiện để thả con tin.
    Hành vi này có thể được thực hiên với nhiều thủ đoạn khác nhau như vũ lực, đe dọa vũ lực hoặc cho uống thuốc mê, thuốc ngủ, xịt ê-te,… để đối tượng phạm tội bắt được con tin.
    – Hậu quả: với tội danh này thì hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc, tội phạm này được xem là hoàn thành từ thời điểm có hành vi bắt cóc con tin.
 tội bắt cóc
Quy định pháp luật hiện hành về tội bắt cóc và những điều cần lưu ý

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội bắt cóc con tin là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội đã nhận thức rõ hậu quả mà hành vi phạm tội của mình gây ra nhưng cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mục đích của tội phạm này là nhằm cưỡng ép một quốc gia hay vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người phạm tội.

Quy định pháp luật về tội bắt cóc

Tội bắt cóc con tin là một tội danh mới trong BLHS 2015, được quy định tại Điều 301. Cụ thể theo điều luật này quy định thì có các khung hình phạt tương ứng với từng hành vi phạm tội và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.

Quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

tội bắt cóc
Quy định pháp luật hiện hành về tội bắt cóc và những điều cần lưu ý
  1. Tội danh này được quy định tại Điều 169 BLHS 2015. Cụ thể quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là khi một người có hành vi bắt cóc người khác làm con tin, nhằm mục đích để chiếm đoạt tài sản người khác một cách trái pháp luật.
  2. Điều luật cũng quy định khung hình phạt cơ bản cho tội phạm này là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  3. Tuy nhiên, nếu người phạm tội thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp khác thì có thể bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng là phạt tù từ 05 năm – 12 năm như trường hợp phạm tội có tổ chức; chuyên nghiệp; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm; nạn nhân là người dưới 16 tuổi; thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với 02 người trở lên; hay trường hợp chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50 triệu đồng – dưới 200 triệu đồng; hành vi đó gây thương tích/ tổn hại cho sức khỏe/ rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30%); hành vi đó làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
  4. Ngoài ra, điều luật cũng quy định những người chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng có thể bị phạt tù từ 01 năm – 05 năm.
  5. Bên cạnh các hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, bị phạt quản chế, hay cấm cư trú từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu tài sản theo quy định.

Khung hình phạt đối với tội bắt cóc

  1. Như chúng tôi đã đề cập thì tội bắt cóc con tin được quy định tại Điều 301 BLHS 2015. Cụ thể theo điều luật này thì bao gồm 05 Khung hình phạt đối với những người phạm tội như sau:
    – Người nào có đầy đủ các dấu hiệu của tội bắt cóc con tin, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 BLHS 2015, thì bị áp dụng khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 01 năm – 04 năm.
    – Khung hình phạt thứ hai là khung hình phạt tăng nặng là phạt tù từ 03 năm – 07 năm với các trường hợp phạm tội có tổ chức; khi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; nạn nhân là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người già; phạm tội với người đang thi hành công vụ; hoặc hành vi phạm tội đó gây ra hậu quả nghiêm trọng.
    – Khung hình phạt tăng nặng tiếp theo mà người phạm tội này phải chịu với trường hợp gây ra hậu quả rất nghiêm trọng là phạt tù từ 05 năm – 10 năm.
    – Trường hợp phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng là phạt tù từ 08 năm – 15 năm.
    – Người chuẩn bị phạm tội bắt cóc con tin cũng có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội bắt cóc và những lưu ý cần biết. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tội phạm khác như tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản tại đây. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments