Khi bạn chứng kiến 1 vụ án xảy ra hay bạn là nạn nhân của 1 vụ xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, hoặc khi nghi ngờ về 1 đối tượng bất kì có khả năng đe dọa đến an toàn và trật tự xã hội, các vấn đề gây nguy hiểm đến mọi người và đất nước. Bạn có thể tố giác tội phạm, đây là một trong những quyền và nghĩa vụ của công dân. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi xin mời các bạn tham khảo bài biết dưới đây của luật hình sự

Tố giác tội phạm là gì
Tố giác tội phạm là việc làm mà các công dân hay người dân sinh sống trên đất nước Việt Nam có thể thực hiện, đó là việc báo cáo cho các cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền về các hành vi phạm tội nguy hiểm hoặc tiềm ẩn nguy hiểm liên quan đến người nào đó hay tổ chức nào đó. Hiểu đơn giản là khi công dân phát hiện ra một hành động khả nghi gây nguy hiểm cho xã hội hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn, tính mạng, xâm phạm đến các lợi ích cộng đồng, đất nước thì có thể tố giác hay tố cáo những hành vi đó cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, xử lí.
Tố giác tội phạm là việc làm mà bất cứ người nào cũng có thể thực hiện, điều này được nhà nước khuyến khích để giúp cải thiện sự an toàn của người dân cũng như bảo vệ các lợi ích mà nhà nước quy định.
Quy định pháp luật về tố giác tội phạm
Theo những quy định được nêu lên tại điều 57 của bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Người bị tố giác là người bị người khác phát hiện, nhìn thấy, chứng kiến và tố cáo những hành vi, việc làm có dấu hiệu tội phạm, dấu hiệu nguy hiểm với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Người bị kiến nghị khởi tố là người bị những người có thẩm, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có khả năng và đưa ra đề nghị bằng văn bản cụ thể và kèm chứng cứ, tài liệu, bằng chứng có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát tiến hành xem xét, xử lí hành vi có dấu hiệu tội phạm này.
Quyền của người bị tố giác và người bị kiến nghị khởi tố:
Sẽ được thông báo rõ về các hành vi bị tố giác, bị kiến nghị tiến hành khởi tố;
– Được thông báo, giải thích rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 57 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
– Trình bày diễn biến, lời khai, toàn bộ sự việc và hoàn cảnh, trình bày ý kiến, suy nghĩ;
– Đưa ra các chứng cứ, bằng chứng, các tài liệu, đồ vật, đồ dùng, các yêu cầu;
– Trình bày các ý kiến liên quan đến chứng cứ, những tài liệu, các đồ vật, vật dụng liên quan và có thể yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành việc tố tụng có thể kiểm tra và đánh giá;
– Tự mình bảo vệ hoặc có thể nhờ người đứng ra bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Được thông báo, đưa đến các kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố có kiên quan;
– Có thể tiến hành Khiếu nại các quyết định, các hành vi liên quan đến tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành việc tố tụng.
Nghĩa vụ của người bị tố giác:
Người bị tố giác và những người bị kiến nghị tố giác có các nghĩa vụ có mặt theo những yêu cầu về tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tố giác, kiến nghị về khởi tố.
Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm

Về quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm được quy định cụ thể trong điều 56 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:
Quyền của người tố giác, người kiến nghị khởi tố, báo tin về tội phạm có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố cáo tội phạm.
Thông báo, báo tin về tội phạm hay kiến nghị khởi tố có thể yêu cầu được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, bên cạnh đó là của người thân khi bị đe dọa.
Được quyền thông báo kết quả của việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hay các kiến nghị khởi tố có liên quan.
Quyền khiếu nại các quyết định hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận giải quyết các vấn đề về tố giác, tin báo về tội phạm hay các kiến nghị khởi tố.
Nghĩa vụ của người tố giác, báo tin liên quan đến tội phạm hay các kiến nghị khởi tố:
Về nghĩa vụ phải có mặt theo các yêu cầu của cơ quan có thẩm, quyền người có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Phải trình bày một cách trung thực về các tình tiết xảy ra trong đơn tố giác tội phạm mà mình biết về sự việc, bên cạnh đó đó về khoản 5 điều 144 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung 2017 về trách nhiệm của việc cố ý tự giác báo tin về tội phạm sai sự thật hoặc liên quan đến tội không tố giác tội phạm khi biết sẽ bị xử lý hành chính hoặc chịu các mức trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Phân biệt tố giác tội phạm với tin báo
Tố giác tội phạm | Tin Báo |
Là việc bản thân phát hiện và tố cáo các hành vi mang dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. | thông tin về các vụ việc có dấu hiệu liên quan đến tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo tới các cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin liên quan đến tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. |
Có thể tố cáo với bất kì cơ quan có thẩm quyền nào mà mình thấy thuận tiện và hợp lí | Mối liên hệ giữa người truyền tin đến các tổ chức với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề được thông báo. |
Có thể bằng miệng, trực tiếp qua thư, điện thoại, văn bảng,… | Các thông tin được thu thập từ các tổ chức thông báo, bên cạnh đó là từ hoạt động nghiệp vụ của tổ chức liên quan đến vụ việc được đưa lên thông tin của các tổ chức thông tin. |
Thiết lập quan hệ với người tố giác để có thể xác định rõ căn cứ và phản hồi những vấn đề liên quan đến tố giác tội phạm. | Tin do cơ quan, hay tổ chức gửi đến nơi có thẩm quyền giải quyết hay được phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng. |
Trên đây là những thông tin cần thiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về tố giác tội phạm và sự khác biệt giữa tố giác tội phạm và tin báo. Hãy sử dụng hợp lí các quyền và nghĩa vụ của mình về việc tố giác tội phạm để đạt được hiệu quả cao nhất.