Bên cạnh tình tiết giảm nhẹ thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt cho người phạm tội. Vậy tình tiết tăng nặng là gì? Có những lưu ý gì khi áp dụng chúng? Cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Tình tiết tăng nặng là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là tình tiết mà sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đồng thời đó cũng là căn cứ để làm tăng trách nhiệm hình sự của tội phạm trong phạm vi khung hình phạt được áp dụng so với những trường hợp mà phạm tội tương tự nhưng không có tình tiết tăng nặng đó. Từ đó, Toà án cũng có căn cứ để đưa ra quyết định hình phạt cùng với các biện pháp tư pháp nếu phù hợp và cần thiết.
Quy định của pháp luật về tình tiết tăng nặng
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể trong Điều 52 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể quy định này được hiểu như sau: Các tình tiết được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là
– Trường hợp mà thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức
– Trường hợp mà phạm tội có tính chuyên nghiệp
– Người phạm tội đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội của mình
– Phạm tội có tính côn đồ
– Người đó thực hiện hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn
– Người đó cố tình thực hiện tội phạm ấy đến cùng
– Người đó phạm tội từ hai lần trở lên
– Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
– Trường hợp phạm tội với người dưới 16 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc với người 70 tuổi trở lên
– Thực hiện hành vi phạm tội với người đang trong tình trạng không tự vệ được, người bị hạn chế khả năng nhận thức, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, hoặc người lệ thuộc mình về vật chất, tinh thần,…
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh hay tình trạng thiên tai, dịch bệnh,…để thực hiện hành vi phạm tội
– Sử dụng thủ đoạn tinh vi, tàn ác
– Có thủ đoạn hay phương tiện mà có thể gây hại cho nhiều người
– Có hành vi rằng đã xúi giục người chưa thành niên phạm tội
– Người phạm tội có hành vi hung hãn, xảo quyệt để trốn tránh hoặc che giấu tội phạm đó
Đối với những tình tiết mà đã được BLHS quy định đó là dấu hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung hình phạt thì tình tiết đó sẽ không xem đó là tình tiết tăng nặng nữa.
Phân biệt tình tiết tăng nặng và tình tiết định khung hình phạt
Trong suốt quá trình cân nhắc để quyết định hình phạt thì phải nắm rõ và phân biệt được tình tiết tăng nặng TNHS với tình tiết định khung hình phạt. Từ đó mới có thể đưa ra được quyết định hình phạt đúng đắn với tội phạm, vừa răn đe người phạm tội, vừa giáo dục họ và những công dân có ý định phạm tội khác.
- Tình tiết định tội là tình tiết (dấu hiệu) để cấu thành tội phạm cơ bản. Tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết được quy định trong các khoản nhỏ của một điều luật cụ thể nào đó. Qua những tình tiết định khung hình phạt để xác định được hành vi phạm tội đó thuộc khung hình phạt nào, chúng liệu có thuộc khung hình phạt tăng nặng hay thuộc khung hình phạt giảm nhẹ của một tội phạm nào đó hay không. Nhưng tình tình tiết định khung hình phạt còn gọi là những tình tiết cấu thành tội phạm tăng nặng đối với khung tăng nặng hoặc tình tiết cấu thành tội phạm giảm nhẹ đối với các khung giảm nhẹ.
Theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rõ, thì những tình tiết được xác định là yếu tố để định tội hoặc yếu tố để định khung hình phạt thì sẽ không còn được coi là tình tiết tăng trách nhiệm hình sự nữa khi ra quyết định hình phạt. Chính vì vậy, các nhà áp dụng luật cần làm rõ và lưu ý những yếu tố dưới đây để tránh bị nhầm lẫn khi quyết định hình phạt cho tội phạm:
– Phân biệt được tình tiết “phạm tội có tổ chức”, là tình tiết thể hiện sự câu kết giữa những người đồng phạm trong việc cùng thực hiện tội phạm. - – Làm rõ tình tiết “Đã bị kết án … chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”, là tình tiết định tội với yếu tố “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm”. Chính là tình tiết dùng để định khung hình phạt tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Nếu trong cấu thành cơ bản, ở tình tiết định tội không có yêu cầu rằng tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì lúc này, người phạm tội đã từng bị kết án mới được coi là tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm chính là tình tiết định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng.
Ví dụ về tình tiết tăng nặng
A và B quen biết nhau qua một nhóm trên mạng xã hội. Sau nhiều lần trò chuyện, biết B thích sưu tầm đồ cổ nên A đã dụ dỗ B mua đồ cổ của A với giá hai trăm triệu đồng. Tuy nhiên sau khi tiến hành giám định thì B mới phát hiện đó là đồ cổ giả và đã trình báo với cơ quan chức năng. Trước đó, A cũng đã trên 05 lần lần thực hiện hành vi này với những người khác nữa và đã kiếm lợi được rất nhiều từ hành vi sai trái này của mình.
Có thể dễ dàng nhận thấy hành vi phạm tội của A đã thỏa mãn tình tiết tăng nặng là “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Do đó, khi Tòa án quyết định hình phạt cho A thì tình tiết này chính là một căn cứ quan trọng để xác định hình phạt thích đáng mà A phải chịu, đồng thời, có thể áp dụng các biện pháp tư pháp với A nếu nhận thấy là cần thiết và phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hình sự về tình tiết tăng nặng và những điểm cần lưu ý khi áp dụng.