Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiTình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều...

Tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là chế định nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích người dân có hành động tốt, phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội khi đối diện với thực tế của thiệt hại đang hoặc bị đe dọa xảy ra ngay. Đây là quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân và được quy định trong BLHS. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tình thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết là chế định được quy định tại Điều 23 BLHS 2015, cụ thể đó là tình thế của người mà vì muốn tránh nguy cơ thực tế đang đe dọa đến lợi ích Nhà nước, của tập thể, hay lợi ích chính đáng của mình hoặc của những người khác mà họ không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận hành động để gây ra một loại thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Đặc điểm của tình thế cấp thiết

Một số đặc điểm của tình thế được xem là tình thế cấp thiết gồm:
– Hành vi đó phải gây ra một thiệt hại mà nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn chặn do không còn cách nào khác. Những lợi ích đó có thể hiểu là các thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, hay an ninh và lợi ích quốc gia,…
– Hành vi đó vừa là quyền vừa nghĩa vụ pháp lý của công dân. Khi người đó nhận thức được tình thế, nhằm tránh những thiệt hại thực tế nêu trên và với trách nhiệm của người công dân nên họ đã thực hiện hành vi đó. Do đó, để đảm bảo xây dựng một xã hội tốt đẹp, thì Nhà nước cần việc nâng cao trách nhiệm cho mỗi công dân, mà chốt yếu là giúp người dân nắm được tinh thần, định hướng của các quy định pháp luật, từ đó có thể hiểu và áp dụng vào thực tế.
– Thiệt hại gây ra khi không còn lựa chọn khác để bảo vệ một lợi ích hợp pháp lớn hơn. Hành vi ngăn chặn này được hiểu là thực hiện với mức độ vừa phải. Do đó, yêu cầu đặt ra ở đây là người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết phải có phán đoán chính xác, nhanh nhạy, kịp thời, đúng và chuẩn,… Hành vi này sẽ đem lại những lợi ích to lớn hơn không chỉ về tinh thần mà về cả vật chất cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước. Đó chính là kết quả mong muốn và mục đích khi quy định điều luật này.
– Dấu hiệu cuối cùng là người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thiệt hại đó nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là giới hạn, mức độ mà pháp luật đặt ra khi quy định điều luật này.

Quy định chung cả tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết

BLHS quy định rõ rằng tình thế cấp thiết chính là tình tiết mà loại trừ đi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Do đó, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết sẽ không phải là tội phạm.
Hiểu đơn giản, tình thế cấp thiết đòi hỏi đầy đủ các dấu hiệu (đặc điểm) mà chúng tôi đã đề cập ở phần II. Nếu trường hợp hành vi của người trong tình thế cấp thiết đã gây ra thiệt hại rõ ràng là quá mức cho phép, quá lớn hơn so với thiệt hại được ngăn chặn thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vị đó. Đây gọi là vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết. Vì nếu xét động cơ và hoàn cảnh phạm tội khi sự kiện bất ngờ xảy ra thì chủ thể chỉ là muốn bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại mà thôi. Sự bất hợp pháp ở đây chỉ là hành vi đó vượt quá phạm vi pháp luật cho phép.

Điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết

Cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết

Công dân có quyền và trách nhiệm hành động khi có thiệt hại bị đe doạ xảy ra ngay theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa thiệt hại đó xảy ra. Thiệt hại này có thể do các nguồn khác nhau gây ra như con người, con vật, thiên tai hay thậm chí là do những trục trặc kĩ thuật …
Tuy nhiên, biện pháp gây thiệt hại này chỉ được coi là hợp pháp khi trong hoàn cảnh đó không còn biện pháp nào khác ngoài biện pháp phải gây thiệt hại. Còn nếu trường hợp vẫn còn có biện pháp khác không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích hợp pháp đang bị đe dọa nói trên thì việc gây thiệt hại đó là không cần thiết và hành động trong tình huống này cũng không phải phù hợp. Tóm lại, quyền được hành động trong tình thế cấp thiết của công dân chỉ phát sinh khi không còn biện pháp nào khác ngoài việc phải gây thiệt hại để ngăn chặn một thiệt hại lớn hơn đang bị đe dọa xảy ra ngay.

Nội dung và phạm vi của việc hành động trong tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự 2015 và điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết

Khi có cơ sở, công dân sẽ được phép hành động để gây thiệt hại mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại đó. Việc gây thiệt hại nhằm bảo vệ một lợi ích hợp pháp khác sẽ là phù hợp với quy định của pháp luật khi thiệt hại cần được ngăn ngừa lớn hơn thiệt hại gây ra về cả tính chất và mức độ. Thông thường, những thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết sẽ là thiệt hại về tài sản.

Thiệt hại vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết

Tại khoản 2 Điều 23 BLHS đã có quy định rõ về trường hợp này, tức là nếu thiệt hại do hành vi ngăn chặn gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì chính người gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vì đã vượt quá phạm vi cho phép. Tuy nhiên, người có hành động vượt quá này sẽ có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm vì tính chất của động cơ và hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 51 BLHS.

Theo khoản 1 Điều 23 BLHS 2015 cũng có quy định là người nào hành động trong tình thế cấp thiết thì sẽ chỉ được phép gây thiệt hại bé hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Điều đó có nghĩa là nếu trường hợp thiệt hại gây ra không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn thì nó không phải là tình thế cấp thiết.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hình Sự về tình thế cấp thiết và những điều kiện áp dụng. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments