Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếQuy định pháp luật về tội làm tiền giả và những lưu...

Quy định pháp luật về tội làm tiền giả và những lưu ý

Việc phát hiện ra đâu là tiền thật, đâu là tiền giả đang ngày càng trở nên khó khăn hơn vì những kẻ làm giả ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Những hậu quả mà tiền giả mang lại là rất lớn, do đó, pháp luật cũng đã có những quy định rõ ràng về các tội phạm liên quan đến tiền giả. Vậy tiền giả là gì? Quy định pháp luật về tội làm tiền giả ra sao? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm tiền giả

Tiền giả được sản xuất bằng cách cố ý bắt chước loại tiền đó để đánh lừa người nhận tiền, tiền giả không có sự trừng phạt hợp pháp của Nhà nước hay chính phủ. Việc làm, vận chuyển, sử dụng tiền giả là một trong những hình thức gian lận, giả mạo và bất hợp pháp.
Trước đây khi tiền giấy chưa ra đời thì đa số các quốc gia sử dụng đồng tiền xu hoặc vàng, bạc, hoặc các giấy tờ có giá khác… do đó, phương pháp làm giả phổ biến nhất thời đó là trộn hỗn hợp các kim loại cơ bản với vàng hoặc là bạc nguyên chất hoặc là phương pháp sản xuất bởi các nhà in hợp pháp để tránh các chỉ dẫn gian lận. Ngày nay, đối với đồng đô la Mỹ có một số loại tiền giả chất lượng nhất được gọi là Superdollars bởi chúng rất giống với đồng đô la Mỹ thật, và đây cũng là đồng tiền được làm giả nhiều nhất trên thế giới từ trước đến nay.
Vậy những tác hại mà tiền giả gây ra là gì? Tác hại đầu tiên mà ai cũng có thể trả lời được đó là chúng sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền thật. Bên cạnh đó, tiền giả làm gia tăng giá cả (tức là lạm phát) vì lượng tiền lưu thông trong trên thị trường nhiều hơn (cung tiền làm tăng giả tạo trái phép); làm giảm khả năng chấp nhận của tiền giấy; đồng thời cũng thiệt hại cho người sử dụng (đặc biệt là các thương nhân) sẽ không được hoàn trả tiền giả khi ngân hàng phát hiện.

Yếu tố cấu thành tội làm tiền giả

Tương tự với các tội danh khác thì tội làm tiền giả cũng có 04 yếu tố cấu thành. Cụ thể như sau:

tiền giả
Quy định pháp luật về tội làm tiền giả và những lưu ý
  • – Chủ thể: là bất kỳ người nào mà có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
  • – Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
  • – Mặt khách quan của tội làm tiền giả:
  • Hành vi khách quan:
  • Tội làm tiền giả có những hành vi khách quan như làm tiền giả, ngân phiếu giả hay công trái giả. Người phạm tội làm tiền giả có thể tham gia vào toàn bộ hoặc chỉ một công đoạn nào đó trong quá trình làm tiền giả, ngân phiếu giả hay công trái giả.
  • Hậu quả: hậu quả của hành vi làm tiền giả nêu trên dẫn đến hậu quả là sự xuất hiện nhiều tiền trên thị trường kinh tế nhưng tiền này là tiền được sản xuất trái pháp luật, được đưa trà trột vào tiền thật, gây ra mất giá tiền thật và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế khu vực (tiêu biểu là tình trạng lạm phát).
  • Ngoài ra, một số hành vi phạm tội liên quan khác như hành vi tàng trữ, vận chuyển, hành vi lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.

Quy định pháp luật về tiền giả

  • Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì tiền giả là một vấn đề không hề nhỏ và sẽ kéo theo những hậu quả xấu cho nền kinh tế khi vực, thậm chí là trên thế giới tuỳ vào quy mô phạm tội. Trong đó, đô la Mỹ là loại tiền tệ phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều khách du lịch ở nước ngoài. Đây cũng là một trong những đồng tiền bị làm giả nhiều nhất. Theo số liệu từ Cơ quan Mật vụ thì vào năm 2020, đã thu giữ được số tiền giả trị giá hơn nửa tỷ đô la Mỹ, tăng 40% so với năm trước đó.
  • Với sự phát triển của công nghệ, chẳng hạn như công nghệ máy tính, máy in hay máy photocopy đã khiến cho những kẻ làm tiền giả ngày càng tinh vi, chúng tạo ra được những đồng tiền giả rất giống với tiền thật đó và rất khó để có thể nhận biết bằng mắt thường.
  • Trên cơ sở quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg đã có quy định cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm đối với tiền giả như hành vi làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành hay mua, bán tiền giả; hành vi hủy hoại đồng tiền trái pháp luật; hành vi sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào khi chưa có sự chấp nhận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hoặc là hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
  • Bên cạnh đó, Điều 207 Bộ luật hình sự hiện hành của nước ra cũng có quy định về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, cụ thể có quy định với người nào mà làm, tàng trữ, vận chuyển hay lưu hành tiền giả thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm – 07 năm. Đối với trường hợp phạm tội mà tiền giả đó có trị giá tương ứng từ 5 triệu đồng – dưới 50 triệu đồng thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm – 12 năm.
  • Tuy nhiên, có thể thấy rằng các biện pháp ngăn chặn của Chính phủ vẫn chưa đủ thuyết phục, đủ răn đe những người tội phạm về tiền giả.
  • Những tội phạm có tổ chức liên quan đến tiền giả thường kết hợp với nhau để hoạt động, đây được xem là một mạng lưới liên kết rất chặt chẽ và tinh vi. Thực tế có rất nhiều nhóm làm tiền giả với những phương pháp khác nhau, một số nhóm tinh xảo sẽ thêm các tính năng bảo mật của giấy bạc vào hoặc là phân phối tiền giả từ các nhóm khác với số lượng nhỏ (chia nhỏ các lô hàng) để lưu thông tiền giả ra thị trường.
tiền giả
Quy định pháp luật về tội làm tiền giả và những lưu ý

Lưu hành tiền giả có bị phạt không

  • Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định rõ ràng về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Theo đó có thể hiểu, người nào lưu hành tiền giả thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm – 07 năm nếu có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Với trường hợp phạm tội mà tiền giả đó có trị giá tương ứng từ 5 triệu đồng – dưới 50 triệu đồng thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm – 12 năm.
    Do đó, lưu hành tiền giả sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật (cụ thể là theo Điều 207 BLHS 2015).

Vô ý sử dụng tiền giả có bị phạt không?

  • Theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam thì một hành vi vi phạm được xem là tội phạm nếu hành vi đó có đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, trong đó, một trong các yếu tố chính đó chính là yếu tố lỗi bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Theo đó, tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định lỗi cố ý trong những trường hợp như người phạm tội dù đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và cũng mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, dù họ không mong muốn nhưng lại có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
    Tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về lỗi vô ý gồm các trường hợp như sau: người phạm tội dù thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
    Do vậy, nếu hành vi vô ý sử dụng tiền giả mà có chứng cứ chứng minh người thực hiện không hề có lỗi trong việc sử dụng thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là những chia sẻ về tiền giả và các quy định của pháp luật về tiền giả. Bạn có thể tham khảo thêm tội sử dụng trái phép tài sản. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments