Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn thường mở các viện đào tạo nhân viên giúp doanh nghiệp giữ được đúng người và góp phần tăng lợi nhuận. Bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp và nhiều người đang quan tâm đến thủ tục mở viện đào tạo.

I-Đào tạo nhân viên và vai trò của việc đào tạo nhân viên:            

1-Đào tạo nhân viên:

Là các chương trình cung cấp kỹ năng, kiến thức cho nhân sự nhằm cải thiện hiệu suất trong công việc, giúp mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Các chương trình này mở rộng và tập trung và sự phát triển của nhân viên cũng như hiệu suất của công việc trong tương lai.

2-Vai trò của việc đào tạo nhân viên:

[a] Đối với doanh nghiệp:

Đào tạo nhân viên có vai trò to lớn về sự phát triển cũng như cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các hoạt động và phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp gồm:

-Nâng cao và duy trì nguồn nhân lực, tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhờ đó tăng tỷ suất lợi nhuận.

– Hạn chế tối đa tai nạn lao động nhờ các chương trình đào tạo, đặc biệt là các công việc liên quan đến công nghệ cao,  máy móc, công trình.

– Duy trì tính ổn định và năng động của tổ chức, giảm bớt sự giám sát của những nhà lãnh đạo

– Doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường nơi mà các đồng nghiệp có thể dạy cho đồng nghiệp, xây dựng quy trình hợp tác và tiết kiệm chi phí.

[b] Đối với người lao động:

– Giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, chế độ đãi ngộ tốt, từ đó họ có thể gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

– Tạo ra sự thích ứng giữa nhân viên và công việc của họ, đáp ứng nhu cầu muốn được học hỏi, nâng cao kỹ năng và kiến thức.

– Nâng cao việc xác định mục tiêu, giảm nỗ lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

– Phát hiện tiềm năng lãnh đạo, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp mới, khám phá ra đam mê, năng lực mới của bản thân.

– Góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục, đặc biệt là cho những người không bằng cử nhân Đại học

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

II- Thủ tục mở viện đào tạo và quản lý doanh nghiệp:

Hiện nay có thể thành lập Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh về Giáo dục. Sau khi có Giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm đào tạo về doanh nghiệp chuyên đào tạo cho lãnh đạo hoặc nhân viên trong và ngoài doanh nghiệp, có thể cấp chứng chỉ sau các khóa học cho các học viên. Học viện được thành lập này có bản chất là một trung tâm giáo dục tư nhân.

Học viện này trực thuộc doanh nghiệp, chương trình đào tạo và đội ngũ cán bộ giáo viên sẽ do doanh nghiệp quyết định. Trung tâm có thể cấp chứng chỉ cho học viên, tuy nhiên chứng chỉ sẽ không có giá trị pháp lý mà đó chỉ là văn bản để cho thấy học viên đã tham gia học tập tại trung tâm có khóa học đó.

1-Về chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp:

[a] Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

[b] Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp:

– Tên riêng doanh nghiệp:

– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Về những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[c] Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).

Lưu ý: Trụ sở công ty không được đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).

[d] Vốn điều lệ: Hoạt động giáo dục và đào là  ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Tùy từng hình thức, lĩnh vực đào tạo mà pháp luật quy định mức vốn khác nhau hoặc không quy định. Chẳng hạn như: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng; Đối với trường trung cấp thì cần mức vốn là 50 tỷ đồng và đối với trường cao đẳng thì mức vốn tối thiểu yêu cầu là 100 tỷ đồng….

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.

[e] Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Ở đây doanh nghiệp thành lập viện đào tạo và quản lý doanh nghiệp nên chọn mã ngành sẽ là 8559: Giáo dục khác chưa phân vào đâu

2- Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

[a] Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

[b] Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

[c] Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

[d] Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

[e] Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

3-  Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

4- Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

III- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thủ tục mở viện đào tạo và quản lý doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thủ tục mở viện đào tạo và quản lý doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here