Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựQuyền hạn và nhiệm vụ của thẩm tra viên theo quy định...

Quyền hạn và nhiệm vụ của thẩm tra viên theo quy định pháp luật

Thẩm tra viên là một chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ thẩm tra viên, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp. Vậy cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ của thẩm tra viên là gì? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

thẩm tra viên
thẩm tra viên

Khái niệm thẩm tra viên

Căn cứ vào quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP quy định về chức danh, mã số ngạch và các tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch của công chức chuyên ngành Thi hành án Dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì thẩm tra viên gồm có ba ngạch như sau: Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên. Trong đó, thẩm tra viên chính là chức danh công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, hỗ trợ cho thủ trưởng cơ quan, trực tiếp thực hiện việc thẩm tra các vụ việc đã và đang thi hành án, đồng thời thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
Bên cạnh quy định về chức danh và mã số ngạch tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP thì theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP về Thẩm tra viên có quy định như thế nào là thẩm tra viên, cụ thể như sau:

  • Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan trong việc quản lý việc thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Đối với thẩm tra viên trong quân đội là các sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Từ những quy định chúng tôi nêu ở trên thì một thẩm tra viên thi hành án dân sự sẽ phải có các đặc điểm cơ bản sau: đầu tiên là Thẩm tra viên là một công chức, về chức danh của Thẩm tra viên thi hành án dân sự được chia thành 03 ngạch với tên, mã ngạch như sau: Thẩm tra viên – Mã số ngạch là 03.232; Thẩm tra viên chính – Mã số ngạch là 03.231 và Thẩm tra viên cao cấp – Mã số ngạch là 03.230. Bên cạnh đó, Thẩm tra viên còn là người giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án, làm nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thi hành án và không có quyền độc lập nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước như Chấp hành viên. Về vai trò của Thẩm tra viên trong tổ chức thi hành án dân sự thì không phải là người trực tiếp tổ chức thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ của thẩm tra viên

thẩm tra viên
thẩm tra viên
  • Hiện nay pháp luật về thi hành án dân sự đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự. Cụ thể, Điều 67 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong thi hành án dân sự.
    “Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
  1. Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
  2. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.
  3. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.
  4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.”
    Có thể thấy Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên đều có chung nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, cụ thể:
  • Thứ nhất, Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên sơ cấp thực hiện theo kế hoạch được duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình; Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên sơ cấp, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;
  • Thứ hai, Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;
  • Thứ ba, Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự của các đơn vị trực thuộc;
  • Thứ tư, Tham mưu xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
    Từ quy định nêu ra ở trên, thẩm tra viên phải nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ thi hành án dân sự, soạn thảo văn bản và nắm vững về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Như vậy, có thể thấy tằng việc pháp luật việc ra đời Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm tra viên đã phần nào giải quyết được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm việc và hưởng những quyền mà pháp luật này quy định.

Chế độ và chính sách đối với thẩm tra viên

thẩm tra viên
thẩm tra viên

Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên như sau:
“Điều 94. Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên

  • Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
    Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
  • Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
  • Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
  • Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.”
    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm tra viên, chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định; Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh (Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định); Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ; Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
  • Xem thêm:
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan điều tra
  • thẩm quyền điều tra vụ án hình sự
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments