Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometội xâm phạm chế độ hôn nhânTảo hôn là gì và những hệ lụy của tảo hôn đối...

Tảo hôn là gì và những hệ lụy của tảo hôn đối với trẻ em

Vấn nạn tảo hôn từng là cơn ác mộng đối với trẻ em thời đất nước còn lạc hậu, ngày nay tuy xã hội đã tiến bộ hơn nhưng nạn tảo hôn vẫn diễn ra ở những miền dân tộc hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa khiến cho trẻ em nơi đó vô tình trở thành nạn nhân của tục lệ cổ hủ này. Bạn đã biết tảo hôn là gì chưa? Nắm chắc về khái niệm này sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều trong cuộc sống, chúng tôi ở đây để giúp bạn làm điều đó. Vậy thế nào là tảo hôn? Và những quy định cũng như hệ lụy của tảo hôn đối với trẻ em là gì? Ngay bây giờ hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu nhé.

Khái niệm tảo hôn

Tảo hôn
Thế nào là tảo hôn theo quy định pháp luật

Tảo hôn nói một cách dễ hiểu nhất là hình thức hôn nhân giữa 2 người nam và nữ khi chưa đủ độ tuổi cho phép được kết hôn theo quy định của pháp luật. Nạn tảo hôn nguy hiểm ở chỗ nó xảy ra với bất kỳ trẻ em ở độ tuổi chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý để tiến tới hôn nhân, tức tảo hôn có thể diễn ra với người dưới 16 tuổi hay 13 tuổi. Hình thức tảo hôn có thể tiến hành bằng nhiều hình thức ép buộc, hay tự nguyện.

Theo Bộ luật Hình sự về các mục cho phép đôi nam, nữ bất kỳ có thể lập gia đình (hợp pháp) khi người nam từ đủ 20 tuổi và người nữ từ đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật hiện hành, cả 2 chưa có chồng hoặc chưa có vợ và không dính líu đến tội án thì đủ cơ sở để cho phép kết hôn (khoản 1 – Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình). Nạn nhân của nạn tảo hôn phải là 2 người nam và nữ dưới 16 tuổi hoặc chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý kết hôn với nhau thì mới gọi là tảo hôn.

Nạn tảo hôn thường diễn ra với những con em dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, không có kiến thức về pháp luật và số đông bị ảnh hưởng bởi các tập tục, lệ làng cổ hủ của thời phong kiến lạc hậu. Do họ sống cách xa trung tâm thành phố, nơi tiếp xúc với nền văn minh tiến bộ và vì vậy mà có tư tưởng khuất phục trước tảo hôn.

Nguyên nhân của tảo hôn

Tảo hôn
Dấu hiệu của tội tổ chức tảo hôn và tảo hôn

*Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Nạn tảo hôn xảy ra ở những nơi hẻo lánh, thuộc một bộ phận người dân tộc sinh sống và vì thế họ không có kiến thức về luật pháp cũng như bị ảnh hưởng từ những tục lệ lạc hậu.
  • Cơ quan chính quyền, có thẩm quyền tại địa phương rất khó để tiếp cận hoặc sử dụng hình phạt đối với người dân tộc vì đa phần họ có cuộc sống khó khăn, không có tiền để đóng phạt hoặc chịu phạt
  • Việc giáo dục, dạy dỗ con em dân tộc chưa thực sự được quan tâm bởi gia đình, hầu hết trẻ em ở những vùng dân tộc hẻo lánh thường nghỉ học từ sớm hoặc không được đi học, thế nên không có năng lực, hiểu biết cụ thể để bảo vệ bản thân trước tảo hôn
  • Vấn đề ngăn chặn và khắc phục nạn tảo hôn của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả, chưa tiến hành triệt để nên lâu dần không còn ai cả nể.
  • Từ những tư tưởng hay quan niệm theo tính “duy tâm”, nhiều hộ gia đình quyết định gả con cho nhau từ khi chúng còn bé để giữ tròn lời nguyện, xem đó là điều thiêng liêng quan trọng
  • Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp diễn ra khắp nơi cũng là một trong các nguyên nhân làm cho nạn tảo hôn tăng nhiều ở những vùng dân tộc thiểu số

Hậu quả của tảo hôn

Tảo hôn
Quy định pháp luật về tảo hôn theo pháp luật
*Một số hậu quả từ nạn tảo hôn có thể trông thấy bằng mắt bao gồm:
  • Tảo hôn khiến cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi hay 15 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ bị sinh non, xuất huyết hoặc lưu thai, trường hợp tệ nhất có thể khiến chủ thể khó có con hoặc không có con về sau; Con sinh ra nhẹ cân, thấp bé, suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh lý từ nhỏ.
  • Tiến tới quan hệ hôn nhân sớm làm trẻ em mất đi quyền tự do cơ bản, quyền được pháp luật bảo đảm về vật chất và tinh thần, được vui chơi, giải trí, học tập và tự do như bao trẻ em khác
  • Kết hôn sớm khiến cho trẻ em không có cơ hội học tập, không được trải nghiệm và tiếp xúc nhiều với cuộc sống nên khi sinh con cũng không biết cách xây dựng môi trường giáo dục tốt. Như vậy nạn tảo hôn có thể sẽ tiếp tục với con em của họ
  • Tảo hôn làm cho cuộc sống, kinh tế của đôi trẻ bị ảnh hưởng, khó khăn dẫn đến thiếu ăn, thiếu mặc, đói rét. Hầu hết nạn nhân của tảo hôn đều còn khá nhỏ tuổi nên không thể tự nuôi sống cả gia đình sau khi kết hôn
  • Tình trạng kết hôn sớm hay tảo hôn giữa những người chưa đủ năng lực pháp lý khiến cho xã hội gia tăng nguy cơ thêm nhiều người khiếm khuyết, khuyết tật, đau ốm do ảnh hưởng do được sinh ra từ nạn tảo hôn

Quy định pháp luật về tội tổ chức tảo hôn

Tảo hôn
Xử lý tội tổ chức tảo hôn theo quy định pháp luật

*Một số quy định về tội tổ chức tảo hôn theo cơ sở Điều 148, thuộc Luật Hôn nhân Gia đình (năm 2014) ban hành và quy định như sau:

Những ai có hành vi thực hiện hoặc tiến hành tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi (năng lực pháp lý), tức trẻ em; Đã bị cơ quan có thẩm quyền yêu cần kết thúc mối quan hệ hôn nhân khi chưa đủ tuổi nhưng vẫn tiếp tục kéo dài, bỏ qua hay ý định không tuân thủ quyết định thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước tại nơi cư trú; Xét xử hành vi của người cho phép đứng ra tổ chức hôn lễ, có thể là cha mẹ, cô, bác,… người thân thích với nạn nhân đã biết con em của mình chưa đủ tuổi và hành vi này là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện thì bị cấu thành tội tổ chức tảo hôn (tùy theo mức độ) mà có thể bổ sung thêm hình phạt

Tảo hôn là hành vi phạm pháp liên quan đến nhân quyền của trẻ em, đồng thời xâm phạm đến pháp luật hiện hành của nhà nước đã quy định về quyền tự do cơ bản của con người, đặc biệt là trẻ em. Bất cứ hành vi dung túng hoặc cho phép nạn tảo hôn xảy ra đều sẽ bị xử lý theo đúng quy định trong Bộ luật Hình sự về tội tảo hôn và tổ chức tảo hôn.

Theo Bộ luật Hình sự về các mục cho phép đôi nam, nữ bất kỳ có thể lập gia đình (hợp pháp) khi người nam từ đủ 20 tuổi và người nữ từ đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật hiện hành, cả 2 chưa có chồng hoặc chưa có vợ và không dính líu đến tội án thì đủ cơ sở để cho phép kết hôn (khoản 1 – Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình)

Xử lý hình sự đối với tội tổ chức tảo hôn

Tảo hôn
Tảo hôn là hành vi phạm pháp luật

Dựa theo căn cứ cơ sở – Điều 47, thuộc Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được cơ quan pháp luật nhà nước ban hành, quy định mức xử lý hình sự đối với tội tổ chức tảo hôn bao gồm:

  • Khung hình phạt thứ nhất – Khoản 1: Phạt người phạm tội mức tiền từ 500.000 nghìn đồng đến 1.000.000 triệu đồng (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi tổ kết hôn lấy vợ hay lấy chồng cho con em chưa đủ tuổi kết hôn theo khoản 1 – Điều 8, thuộc Luật Hôn nhân Gia đình cho phép.
  • Khung hình phạt thứ hai – Khoản 2: Phạt người phạm tội mức tiền từ 1.000.000 triệu đồng đến 3.000.000 triệu đồng (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội cố ý tiếp tục mối quan hệ vợ chồng, hôn nhân trái pháp luật với người chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý để kết hôn (chưa đủ tuổi), khi đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án nhân dân tối cao bắt buộc chấm dứt cuộc hôn nhân.

Xem thêm tại:

Mang thai hộ

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

Tảo hôn
Tảo hôn là hành vi phạm pháp

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản thế nào là tảo hôn và những quy định xét xử về tội tổ chức tảo hôn theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng tự vệ, chủ động hơn trong cuộc sống để bảo vệ gia đình và những người thân yêu trước tội phạm nguy hiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào nhé.

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments