Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, thì tình hình tội phạm càng diễn biến hết sức phức tạp và nhiều điểm mới lạ. Pháp luật Hình sự Việt Nam cũng thay đổi để phù hợp với tình hình tội phạm. Bên cạnh việc quy định rõ các loại tội phạm thì những tình tiết phạm tội quan trọng như tình thế cập thiết hay phòng vệ chính đáng, đặc biệt là sự kiện bất ngờ cũng đều được quy định rất rõ ràng. Vậy sự kiện bất ngờ là gì?
Sự kiện bất ngờ là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là sự kiện xuất hiện nằm ngoài dự kiến của chủ thể pháp luật và chủ thể ấy không thể thấy trước được hậu quả. Cụ thể cũng đã được quy định tại Điều 20 BLHS 2015, cụ thể là người nào mà thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Quy định của pháp luật hiện hành về sự kiện bất ngờ
Như Luật Hình sự đã đề cập thì sự kiện bất ngờ đã được quy định rõ trong BLHS 2015.
Theo đó, một chủ thể khi thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội mà do sự kiện bất ngờ, hành vi này khá tương đồng với một số tội phạm về mặt khách quan như có hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. Tuy nhiên, chủ thể đó lại không phải là tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do họ được xác định là không có lỗi. Họ không bị buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Ở đây nhiều người thường sẽ bị nhầm lẫn giữa sự kiện bất ngờ với trường hợp có lỗi vô ý do cẩu thả bởi chúng có điểm tương đồng là chủ thể đó không thấy trước được hậu quả do hành vi của mình đã gây ra. Ngoài ra, cũng cần phân biệt sự kiện bất ngờ với trường hợp bất khả kháng, đây là trường hợp mà chủ thể không có cách nào ngăn chặn được hậu quả dù đã thấy trước.
Dấu hiệu của sự kiện pháp lý
Những dấu hiệu như:
- – Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- – Hành vi: xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật Hình sự bảo vệ. Hành vi này là hành vi gây hậu quả nguy hại chứ không phải hành vi nguy hiểm. Có thể thấy, ở đây những nhà làm luật tập trung vào phần hậu quả chứ không phải hành vi.
Ví dụ như A điều khiển xe máy lưu thông trên đường đúng quy định của pháp luật, bỗng nhiên có 1 đứa bé xuất hiện đột ngột trước đầu xe với khoảng cách rất gần, đến mức A không thể dừng xe kịp, hậu quả là A đã tông vào đứa bé và dẫn đến tử vong ngay lập tức. Trường hợp này thì A đã thực hiện hành vi hợp pháp nhưng lại gây hậu quả nguy hại cho xã hội là chết người là một sự kiện bất ngờ. - – Về ý chí của người thực hiện hành vi: Người này thực tế không mong muốn hậu quả xảy ra.
- – Về lý trí của người thực hiện hành vi: Người đó không thấy được hậu quả và cũng không có nghĩa vụ phải biết. Còn nếu họ có nghĩa vụ và điều kiện để biết hậu quả thì có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm cụ thể.
- Không thể thấy trước hậu quả là trước khi hậu quả xảy ra, người đó không biết được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả như vậy. Sự nhận thức này là có cơ sở khoa học. Vì vậy, khi đánh giá cần phải căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan khi xảy ra sự việc.
Không buộc phải thấy trước hậu quả là dù có khả năng thấy trước hậu quả nhưng pháp luật không quy định họ phải thấy trước hậu quả. Nếu hậu quả xảy ra trên thực tế thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm của người gây thiệt hại trong trong trường hợp có sự kiện bất ngờ
Theo quy định của pháp luật Hình sự thì sự kiện bất ngờ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì chủ thể được cho là không có lỗi.
- – Sự kiện bất ngờ xảy ra do hoàn cảnh. Chẳng hạn như A và B đang cười đùa với nhau; A nghịch nên xô nhẹ B, không ngờ B bị dẫm phải dầu nhớt nên ngã, thái dương của B đập vào một viên đá ở lòng đường dẫn B bị trọng thương.
– Sự kiện bất ngờ xảy ra do đặc điểm chủ quan của chủ thể. Chẳng hạn như ông A mới vào học việc ở một nhà máy, khi được giao nhiệm vụ trông coi máy khi người quản lý máy đi ra ngoài có việc cần; anh A thấy có tia lửa ở máy nên hoảng hốt hãm máy, vì không nắm được trình tự hãm máy nên anh A đã làm hỏng máy.
Phân biệt sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả

- Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên thì do cả hai trường hợp này đều có điểm chung là chủ thể thực hiện hành vi đó không thấy trước được hậu quả xảy ra nên nhiều người người không phân biệt được khái niệm sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả. Cùng xem những điểm khác nhau của hai trường hợp này dưới đây:
- Về mặt lỗi
– Lỗi vô ý do cẩu thả: hậu quả xảy ra do lỗi vô ý của người thực hiện
– Sự kiện bất ngờ: sự việc không do lỗi của người thực hiện
Về hậu quả
– Lỗi vô ý do cẩu thả: người thực hiện có thể thấy trước hoặc có đủ điều kiện để pháp luật buộc phải thấy trước hậu quả
– Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi không thể thấy trước hoặc pháp luật không buộc phải thấy trước hậu quả
Về guyên nhân gây ra hậu quả
– Lỗi vô ý do cẩu thả: sự cẩu thả của người thực hiện hành vi
– Sự kiện bất ngờ: vì hoàn cảnh khách quan tác động
Trách nhiệm pháp lý của chủ thể
– Lỗi vô ý do cẩu thả: người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sự kiện bất khả kháng. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn, chúc bạn thành công!