Thứ Tư, Tháng Mười Hai 6, 2023
Google search engine
HomeTội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếSự cố môi trường là gì và quy định pháp luật mới...

Sự cố môi trường là gì và quy định pháp luật mới nhất về sự cố môi trường

Hiện nay, môi trường của chúng ta đang phải chịu tác động rất lớn từ nhiều phía gây biến đổi và suy thoái môi trường rất nghiêm trọng. Một trong những tác nhân đó gọi là sự cố môi trường. Vậy sự cố môi trường là gì? Những quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường là như thế nào? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là sự cố môi trường

Sự cố môi trường (tiếng Anh gọi là “Environmetal incident”) có thể hiểu là những sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc là sự biến đổi của tự nhiên dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi nghiêm trọng.

Có nhiều cách phân loại , theo nguồn gốc thì chúng có thể được chia làm 02 loại chính bao gồm: Sự cố môi trường nhân tạo và sự cố môi trường tự nhiên.

– Sự cố môi trường nhân tạo là những hiện tượng xuất hiện bởi con người tác động vào thiên nhiên.

– Sự cố môi trường do tự nhiên hiểu đơn giản là những hiện tượng xuất hiện trong môi trường tự nhiên mà không do bất kỳ một tác động nào từ con người cả.

Yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

  • – Khách thể của tội phạm: tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường xâm phạm những quy định của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên gây ra ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường một cách nghiêm trọng.
sự cố môi trường
Sự cố môi trường là gì và quy định pháp luật mới nhất về sự cố môi trường
  • – Mặt khách quan của tội phạm:
    Hành vi khách quan của tội phạm này được pháp luật quy định chỉ có 01 hành vi là hành vi vi phạm những quy định về vấn đề phòng ngừa, ứng phó và khắc phục. Khi chủ thể của tội phạm không tuân thủ những quy định đó mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Tổ chức, cá nhân nào mà gây sự cố môi trường thì phải có trách nhiệm khắc phục.
  • Hậu quả đối với tội danh này là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Có nghĩa là chủ thể phạm tội sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này trong trường hợp có hậu quả xảy ra như sau: Để xảy ra sự cố môi trường; Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên); Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của từ 02 người trở lên (tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên) hoặc là gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.
  • – Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại (trong đó chủ thể này phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật).
    – Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

  • Tội phạm này được quy định tại Điều 237 BLHS 2015. Cụ thể gồm 04 khung hình phạt đối cá nhân và 05 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

Hình phạt đối với cá nhân phạm tội

sự cố môi trường
Sự cố môi trường là gì và quy định pháp luật mới nhất về sự cố môi trường
  • Đối với cá nhân phạm tội có 04 khung hình phạt sau: (03 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung)
  • – Khung hình phạt cơ bản: là phạt tiền từ 50 triệu đồng – 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ tới 03 năm hoặc là phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 500 triệu đồng – 2 tỷ đồng hoặc là phạt tù từ 02 năm – 07 năm.
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 05 năm – 10 năm.
  • – Ngoài các khung hình phạt chính trên thì người phạm tội còn có thể bị Toà án xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung khác nếu cần thiết như phạt tiền từ 10 triệu đồng – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội có 05 khung hình phạt sau: (04 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung)
  • – Khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 1 tỷ đồng – 3 tỷ đồng;
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất (khoản 2) là phạt tiền từ 3 tỷ đồng – 5 tỷ đồng;
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai (khoản 3) là phạt tiền từ 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng hoặc là đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm – 03 năm;
  • – Khung hình phạt tăng nặng thứ ba là pháp nhân thương mại sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • – Ngoài các khung hình phạt chính như chúng tôi nêu trên thì nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể áp dụng thêm các hình phạt bổ sung khi pháp nhân thương mại phạm tội, chẳng hạn như phạt tiền từ 100 tỷ đồng – 500 tỷ đồng, cấm hoạt động kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm – 03 năm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sự cố môi trường cũng như là những quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tội danh liên quan như tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại hay tội gây ô nhiễm môi trường tại đây. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments