Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựThế nào là quyền tài phán và quy định pháp luật về...

Thế nào là quyền tài phán và quy định pháp luật về quyền tài phán

Cùng luật hình sự tìm hiểu về quyền tài phán và quy định pháp luật có liên quan đến quyền tài phán nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể vận dụng nội dung này vào công việc hay những trường hợp cần thiết. Đây là một trong các quyền riêng biệt và có nhiều tính chất mà chúng ta cần quan tâm.

quyền tài phán
quyền tài phán

Khái niệm quyền tài phán

Theo nghĩa rộng, thẩm quyền tài phán của một quốc gia xác định được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lạp pháp, hành pháp và tư pháp.

– Thẩm quyền tài phán được cấu thành bởi quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia và đây chính là quyền tối cao của một Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình, một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.

– Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền thực hiện các quyền năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

– Có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Theo khái niệm hẹp thì thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.

Quy định về quyền tài phán

Pháp luật Việt Nam xây dựng hệ thống quy định về quyền tài phán là gì dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế. Cụ thể như sau:

– Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định về quyền tài phán cũng được thể hiện thông qua các quyền tại các vùng: Vùng Tiếp giáp lãnh hải, Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa.

– Đồng thời, pháp luật Việt Nam còn có các quy định về quyền tài phán hình sự và tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Cụ thể như sau: 

+ Quyền tài phán hình sự: Quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam; Quyền tiến hành bắt người, điều tra. Hay nói cách khác là các cơ quan chức năng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có tính chất đặc thù.

+ Quyền tài phán dân sự: Quyền áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.

Quyền tài phán trong luật pháp quốc tế

– Quyền tài phán là một thẩm quyền riêng và đặc trưng của những quốc gia ven biển. Điều này được thể hiện trong việc quốc gia đó được đưa ra các quyết định, ban hành các quy phạm pháp luật và thực hiện giám sát các hoạt động diễn ra trên biển trong giới hạn phạm vi thuộc quyền quản lý của quốc gia đó, như: 

+ Cấp phép cho một số hoạt động trên biển

+ Hoạt động liên quan đến đảo nhân tạo

+ Quản lý và sử dụng các thiết bị và công trình trên biển.

– Quyền tài phán là gì trong pháp luật quốc tế được quy định cụ thể tại Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Theo đó, quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm:

+ Quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy:

+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng lãnh hải:

+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng tiếp giáp lãnh hải

+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế

+ Quyền tài phán của quốc gia trong thềm lục địa 

Cùng tìm hiểu về thẩm tra viên

Ví dụ minh họa về quyền tài phán

Ví dụ 1: Vào ngàu 04/10/2017, tại vùng biển Quảng Trị, lực lượng phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 02 tàu Charlotte và Pacific Ocean có hành vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt Nam.

Ví dụ 2: Qua kiểm tra, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phát hiện trên 2 tàu Charlotte và Pacific Ocean có vận chuyển gần 9 triệu lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh hợp pháp. Do yêu cầu bảo đảm an toàn trong quá trình tạm giữ, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã phải di chuyển hai tàu vi phạm về Vịnh Đà Nẵng neo đậu và canh giữ.

+ Hai tàu nước ngoài trong sự việc trên có hành vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt Nam. Đối với các tàu dân sự, pháp luật Việt Nam quy định phải đi đến địa điểm đã quy định, chờ các lực lượng Biên phòng, Y tế… làm các thủ tục nhập cảnh và dẫn đường vào cảng. Việc hai tàu Charlotte và Pacific Ocean dừng lại tại nội thủy Việt Nam không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn và không tuần thủ các thủ tục về việc xin neo đậu là trái phép, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Trên đây là các thông tin quan trọng và hữu ích có liên quan đến quyền tài phán, hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về nội dung này. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments