Như thế nào là quyền sở hữu công nghiệp và các thủ tục để đăng ký quyền sở hữu công nghiệp sẽ là những vấn đề được đề cập đến ở bài viết này. Hãy cùng Everest tìm hiểu nhé!

I- Quyền sở hữu công nghiệp:
1-Về khái niệm:
Căn cứ Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009): Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữ và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Với các quy định trên ta có thể thấy đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia làm hai nhóm cơ bản:
+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…
+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…
2- Cơ sở phát sinh quyền sơ hữu công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Có sự khác biệt cơ bản so với quyền tác giả khi mà pháp luật sẽ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng. Chính vì vậy, về nguyên tác các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế là phải mới, phải sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp).
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

II- Hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cụ thể:
Điều 100- Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
[a] Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
[b] Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
[c] Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
[d] Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
[đ] Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
[e] Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
[a] Giấy uỷ quyền;
[b] Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
[c] Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
[d] Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
[a] Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
[b] Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Về yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
Điều 101- Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1- Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
3- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
[a] Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
[b] Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
4- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
III- Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009) quy định thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cụ thể:
Điều 119- Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
2- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
[a] Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
[b] Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
[c] Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
[d] Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.
3- Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
4- Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

IV- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quyền sở hữu công nghiệp và thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quyền sở hữu công nghiệp và thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.