Thời gian gần đây, nhiều vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả thất thoát, lãng phí. Vậy tội danh này được quy định Bộ luật Hình sự hiện hành quy định như thế nào? Cùng Luật Hình sự theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm quản lý tài sản Nhà nước
Quản lý tài sản Nhà nước có thể hiểu là những hoạt động để nắm giữ, khai thác và sử dụng tài sản của Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay cá nhân như việc sử dụng tài sản, cất giữ, bảo quản tài sản hay sửa chữa tài sản,…
Quản lý tài sản Nhà nước cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là những hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm tác động đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Trong bộ máy Nhà nước thì có nhiều cơ quan khác nhau tham gia vào hoạt động quản lý tài sản Nhà nước này như Quốc hội, Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan Nhà nước ở địa phương,…
Yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
- – Khách thể của tội phạm: tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý, sử dụng tài sản công của Nhà nước. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chính là tài sản của Nhà nước.
– Mặt khách quan của tội phạm: - Hành vi ở đây là hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản và gây thất thoát, lãng phí của người mà được giao quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước.
Tại BLHS 2015 không có quy định chi tiết về những hành vi nào là vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, theo Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì có quy định về các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, cụ thể bao gồm các hành vi sau:
- + Lợi dụng hay lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công;
- + Đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc giao, thuê hay sử dụng các tài sản công không đúng mục đích, chế độ hay định mức;
- + Giao tài sản công cho những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt định mức hoặc khi không có nhu cầu sử dụng;
- + Sử dụng các tài sản công được tặng cho không đúng mục đích, chế độ và định mức;
- + Sử dụng/ không sử dụng tài sản công được giao mà gây lãng phí; hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên kết mà không phù hợp với mục đích sử dụng gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; hoặc là sử dụng vào mục đích kinh doanh trái pháp luật;
- + Xử lý các tài sản công trái với quy định của pháp luật;
- + Hủy hoại/ cố ý làm hư hỏng tài sản công;
- + Chiếm đoạt, chiếm giữ hay sử dụng trái phép tài sản công;
- + Không thực hiện/ thực hiện không đầy đủ những trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật,…
- Đối với tội danh này thì hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
- – Chủ thể của tội phạm: tương tự với các tội danh khác được quy định trong BLHS 2015 thì chủ thể của tội vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản và gây thất thoát, lãng phí chỉ có thể là những người nào từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội mặc dù nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và người này cũng mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ và mục đích lại không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Thông thường người phạm tội thực hiện hành vi vì vụ lợi.
Quy định luật hình sự về tội vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
- Theo quy định tại Điều 219 BLHS 2015, tội phạm này có 04 khung hình phạt đối cá nhân cụ thể như sau:
- – Phạt cải tạo không giam giữ tới 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm với trường hợp người nào có hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí mà giá trị tài sản từ 100 triệu đồng – dưới 300 triệu đồng hoặc là dưới 100 triệu đồng nhưng đã từng bị xử lý kỷ luật/ xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm.
- – Phạt tù từ 03 năm -12 năm nếu thuộc trường hợp phạm tội vì vụ lợi; phạm tội có tổ chức; sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hay tài sản thất thoát có giá trị từ 300 triệu – dưới 1 tỷ đồng.
- – Phạt tù từ 10 năm – 20 năm nếu gây thất thoát, lãng phí tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Bạn có thể tham khảo thêm các tội phạm liên quan như tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản hoặc tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. Chúc bạn thành công!