Tội giết người và tội cố ý gây thương tích là những tội được quy định trong Bộ luật Hình sư năm 2015. Tuy nhiên vẫn có một số khách hàng bị nhầm lẫn, chưa phân biệt được về các tội này. Everest chia sẻ bài viết này để giúp người đọc phân biệt được các tội trên.           

Về các quy định, dấu hiệu pháp lý của tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người quy định tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015.

I- Khác nhau:         

1-Khái niệm:

-Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội giết người nhưng không mô tả các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.

– Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể, gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác. Có thể hiểu hành vi này sẽ gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tư vong cho người khác.

2- Về mặt khách quan của tội phạm:

-Hậu quả: Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015: Dấu hiệu hậu quả chết người không phải là dấu hiệu để định tội.

Điểm a Khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong hai tội này là khác nhau.

Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015: Hành vi của người phạm tội trực tiếp gây ra hậu quả chết người.

Điểm a Khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: Hành vi của người phạm tội không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết cho nạn nhân hay tiềm ẩn trong hành vi của người phạm tội chưa đủ khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân, nhưng có yếu tố khác tác động vào nên hậu quả chết người mối xảy ra.

3- Về mặt chủ quan của tội phạm:

– Lỗi: Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015: Cô ý (đối với hành vi và hậu quả).

Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: cố ý (đối với hành vi nhưng vô ý đối với hậu quả).

– Mục đích: Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015: Trong suy nghĩ và ý thức của người phạm tội là tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: Trong suy nghĩ và ý thức là chỉ cố ý gây ra thương tích không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác.

4- Về yếu tố lỗi:

– Tội giết người: Hành vi phạm tội sẽ là lỗi cố ý

– Tội cố ý gây thương tích: Hành vi gây chết người là lỗi vô ý

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

Tội lừa đảo 200 triệu đồng thì xử lý thế nào theo quy định pháp luật

II- Giống nhau:

1- Khách thể của tội phạm

– Đều xâm phạm vào khách thể loại là tính mạng, sức khỏe của con người

– Đối tượng tác động của cả hai tội đều là cơ thể của con người đang sống và là cơ thể của người khác.

2- Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi khách quan: Đều có hành vi dùng sức mạnh thể chất tác động lên thân thể của nạn nhân.

– Hậu quả: đều có hậu quả giống nhau là nạn nhân bị chết.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Đều thực hiện với lỗi cố ỷ; Động cơ phạm tội không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của cả hai tội.

– Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định:

+  Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiệm trọng tại Điều 123 và Điều 134.

III- Hình phạt đối với tội giết người:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định :

– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình :

+ Giết 02 người trở lên.

+ Giết người dưới 16 tuổi.

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai,

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ.

+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê.

+ Có tính chất côn đồ
+ Có tổ chức.

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Vì động cơ đê hèn.

– Người phạm tội thuộc trong các trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:

– Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hanhg vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

– Phạm tội đối với 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

IV- Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích làm chết người

– Căn cứ vào khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác làm chết người thì bị phạt tù từ 7 năm đến 14 năm.

– Căn cứ vào khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sựnăm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

V- Bồi thường thiệt hai khi giết người hoặc cố ý gây thương tích làm chết người

-Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự của người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi làm cho người bị thiệt hại tính mạng thì việc xác định thiệt hại do tính mạng xâm phạm như sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

+ Chi phí tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hai có nghĩa vụ cấp dưỡng.

-Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thế nào là̀ cấu thành tội phạm vật chất và những lưu ý

VI- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích làm chết người được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích làm chết người có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here