Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiPhạm tội chưa đạt là gì? Khi nào được coi là phạm...

Phạm tội chưa đạt là gì? Khi nào được coi là phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là một trong 03 trường hợp phạm tội của tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Vậy bạn đã biết phạm tội chưa đạt là gì? Khi nào thì chủ thể được coi là phạm tội chưa đạt? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Phạm tội chưa đạt là gì?

Phạm tội chưa đạt là trường hợp phạm tội đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể đó là khi chủ thể phạm tội cố ý thực hiện hành vi nhưng vì nguyên nhân khách quan nào đó mà hành vi đã thực hiện chưa thỏa mãn hết được các dấu hiệu khách quan trong cấu thành tội phạm.

Giai đoạn phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật hình sự 2015

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các giai đoạn của phạm tội chưa đạt bao gồm:

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

  • Đây là một trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội do những nguyên nhân khách quan nên chưa thể thực hiện được hết các hành vi cần thiết nhằm mục đích gây ra hậu quả thiệt hại theo cấu thành tội phạm của từng loại tội nhất định.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Đây cũng là một trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội dù đã thực hiện được hết các hành vi cần thiết nhằm mục đích là gây ra hậu quả thiệt hại theo cấu thành tội phạm của từng loại tội cụ thể. Tuy nhiên do một nguyên nhân ngoài ý muốn nào đó mà hậu quả đó vẫn không xảy ra được.

Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là gì? Khi nào được coi là phạm tội chưa đạt


Việc phân biệt hai loại hai giai đoạn phạm tội chưa đạt trên dù không được các nhà làm luật thể hiện rõ tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, tuy nhiên việc phân biệt chúng lại có ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử tội phạm.

Các trường hợp của phạm tội chưa đạt

Theo quy định của pháp luật thì tất cả các trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể tại Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

  • – Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi, ý định phạm tội và các tình tiết khác dẫn đến việc tội phạm không thực hiện được đến cùng thì hình phạt của hành vi đó sẽ được quyết định theo quy định của BLHS về từng tội cụ thể.
  • – Trường hợp điều luật có quy định hình phạt cao nhất của tội đó là tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ áp dụng mức hình phạt tù không quá 20 năm; còn nếu là tù có thời hạn thì áp dụng mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù điều luật đó quy định.
    – Với các trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt thì xử lý như sau:
    + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt: áp dụng khoản 3 Điều 102 BLHS 2015, mức hình phạt cao nhất áp dụng là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất. Trong đó: Thời hạn cho hình phạt cải tạo không giam giữ với người dưới 18 tuổi sẽ không vượt quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định (theo quy định tại khoản 1 Điều 100 BLHS); Nếu điều luật đó quy định mức hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình, thì hình phạt cao nhất được áp dụng sẽ không được quá 12 năm tù; còn nếu đó là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng cũng sẽ không vượt quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 101 BLHS).

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không

Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là gì? Khi nào được coi là phạm tội chưa đạt

Như chúng tôi đã đề cập thì tất cả các trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà không phân biệt loại tội nào. Tuy nhiên, nếu hành vi của họ chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tốt của cấu thành tội phạm thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Tương tự như hành vi chuẩn bị phạm tội thì hành vi phạm tội chưa đạt có hình phạt được quyết định theo các điều luật về tội phạm tương ứng tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vào ý định phạm tội và những tình tiết khác dẫn đến việc tội phạm không thực hiện được đến cùng.
  • Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt trách nhiệm hình sự với người phạm tội được quy định rõ tại Bộ luật Hình sự 2015. Với các trường hợp là người chưa thành niên phạm tội thì Toà án sẽ phải quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo các dấu hiệu phạm tội và nguyên tắc quy định cụ thể với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt hay với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt.

Các ví dụ về phạm tội chưa đạt

Ví dụ 1: Anh A định giết bà B và đã dùng dao đâm bà B một nhát. Tuy nhiên nhát dao đâm chỉ sượt qua bả vai của bà B thì A đã bị người dân xung quanh hô hào và bắt giữ lại nên A không thể đâm tiếp như ý muốn. Kết quả bà B chỉ bị thưong. Trong trường hợp này, anh A biết được hành vi của mình chưa thể gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.
Ví dụ 2: Do mâu thuẫn từ trước nên A định hủy hoại ô tô của B. A đã chuẩn bị công cụ để thực hiện hành vi là mìn hẹn giờ và đã đặt mìn đã kích hoạt dưới gầm ô tô của B. Theo kế hoạch của A thì sau 30 phút mìn sẽ tự nổ. Tuy nhiên, vì kíp có vấn đề nên mìn đã không nổ theo mong muốn của A. Trong trường hợp này, A đã thực hiện đầy đủ hành vi cần thiết và chỉ đợi mìn nổ thôi nhưng cuối cùng hậu quả đã không xảy ra, việc này nằm ngoài ý muốn của A.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments