Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựBình luận về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt...

Bình luận về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam

Trong luật pháp Viết Nam chúng ta có thể thấy sự nghiêm khắc vốn có của luật cùng với đó vẫn có chút nhân đạo trong vấn đề xử lí vụ án và đưa ra bản án cuối cùng. Đây thể hiện tính pháp lí về lí và về tình nhằm giúp cho những đối tượng chịu án có thể phải bị răn đe nghiêm khắc nhưng vẫn có những trường hợp giảm nhẹ và xử lí có tính nhân đạo để giúp bản án được lòng dân. Hôm nay, luật hình sự sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nội dung nhân đạo trong luật hình sự qua bài viết dưới đây.

nguyên tắc nhân đạo
nguyên tắc nhân đạo

Khái niệm nguyên tắc nhân đạo

Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc này được biểu hiện rõ nét nhất trong ngành pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, và cả trong pháp luật thi hành án hình sự.

Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, “nhân đạo ” theo nghĩa chung được hiểu là: “Đạo đức, thể hiện sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người.Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người.

Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự

Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Hình sự. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng.

Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu. Nó cũng là hiệu lực của BLTTHS 2015 được áp dụng nhằm thể hiện mặt nhân văn của xã hội.

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù phạm tội thì họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là thành viên của xã hội. Vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam.

Nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như hình phạt cảnh cáo.

Tìm hiểu thêm về vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự

Mục đích của nguyên tắc nhân đạo

Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.

Thiết lập công lý là mục đích cuối cùng mà quá trình giải quyết vụ án hình sự hướng tới và cơ sở của nó không gì khác ngoài chân lý khách quan của vụ án. Nhưng rõ ràng, chất lượng của quá trình giải quyết vụ án không chỉ nên đánh giá từ góc độ mức độ đạt được của mục đích đề ra mà còn phải xem xét cả cách thức đã áp dụng để đạt được mục đích đó. Do vậy, công lí, mặc dù là đích đến cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự nhưng không thể chấp nhận việc đạt được mục đích đó bằng mọi giá. Nếu công lí là sự đánh đổi những giá trị thiêng liêng khác thì đó là điều không nên có và khi đó nó không còn hàm chứa những giá trị tốt đẹp thiêng liêng vốn có của mình. Cho nên, khi xem xét cách thức đạt được công lí, cần xuất phát không chỉ từ tính hợp pháp mà còn từ tính hợp lý của nó.

Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo trong BLHS 2015

– Nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù.

– Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học, ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng; ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.

Về các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai, theo quy định của Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành án hình sự 2019, theo đó, quy định chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam.

Thi hành án kèm theo đó là nguyên tắc nhân đạo được áp dụng sẽ giúp cho con người được an ủi và cảm thấy tình yêu trong cuộc sống, đồng thời nó thể hiện tính nhân văn và mục đích hướng con người đến sự thiện lương và lành mạnh trong cuộc sống.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments