Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựQuy định về người làm chứng theo quy định của Bộ luật...

Quy định về người làm chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất

Người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm cũng như về vụ án và được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự triệu tập đến làm chứng. Bài viết sau đây, Luật hình sự sẽ tư vấn, làm rõ các quy định về người làm chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất.

người làm chứng
Chế định người làm chứng trong tố tụng hình sự

Khái niệm người làm chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có thể hiểu người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm cũng như về vụ án và được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự triệu tập đến làm chứng. Như vậy, người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng, biết được các tình tiết liên quan đến vụ án. Họ có thể trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy hay được người khác kể lại về những tình tiết mà có liên quan đến vụ án. Theo triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay họ tự nguyện đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để khai báo về các tình tiết mà mình biết được đồng thời được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định tư cách tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án hình sự.

Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định pháp luật

Người làm chứng với tư cách tố tụng được pháp luật quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ trong vụ án hình sự như sau:

          Về quyền bao gồm có 04 quyền:

          – Được thông báo cũng như giải thích các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2016;

          – Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng và sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm cũng như tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình hay người thân thích của mình khi mà bị đe doạ;

          – Khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

          – Được cơ quan triệu tập thanh toán các chi phí đi lại và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

          Về nghĩa vụ, người làm chứng có 04 nghĩa vụ sau:

          – Có mặt theo giấy triệu tập của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi được triệu tập. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không có lí do bất khả kháng hay không do trở ngại khách quan cùng với việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố cũng như điều tra, truy tố và xét xử thì có thể bị dẫn giải;

          – Trình bày trung thực các tình tiết mà mình biết có liên quan đến nguồn tin về tội phạm cũng như về vụ án và lí do tại sao biết được những tình tiết đó.

          – Người làm chứng khai báo gian dối hay từ chối việc khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không có lí do bất khả kháng hay không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

          – Cơ quan cũng như tổ chức nơi người làm chứng làm việc hay học tập có trách nhiệm tạo các điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Vai trò của người làm chứng

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, người làm chứng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các lời khai làm rõ những tình tiết của vụ án, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được chính xác sự thật khách quan của vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong số các nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án. Lời khai của người làm chứng càng quan trọng tới đâu thì có giá trị chứng minh vụ án càng cao tới đó. Do vậy, ngoài các quy định quan trọng liên quan tới điều tra, truy tố, xét xử hay thời hiệu thi hành bản án thì từ vai trò của người làm chứng có thể thấy công tác bảo vệ người làm chứng trong các giai đoạn tố tụng cũng hết sức được chú trọng.

người làm chứng
Lời khai của người làm chứng

Các câu hỏi liên quan

Người chưa thành niên có thể làm người làm chứng không?

Dựa trên quy định tại khoản 1, 2 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có thể thấy bất kì cá nhân nào cũng đều có thể làm người làm chứng trong vụ án hình sự nếu như đáp ứng được các điều kiện theo quy định của luật. Bộ luật hình sự cũng như Bộ luật tố tụng hình sự đều không có quy định cụ thể về độ tuổi có thể làm người làm chứng. Mà theo quy định trên thì chỉ cần cá nhân đó biết được các tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm và về vụ án đồng thời không thuộc các trường hợp cấm thì đều được có thể làm người làm chứng trong vụ án hình sự nếu được cơ quan có thẩm quyền tố tụng triệu tập với tu cách tố tụng là người làm chứng.

          Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người làm chứng phải là người có năng lực hành vi dân sự. Tức là khi đã cá nhân đó phải đạt được đến một độ tuổi nhất định mà pháp luật thừa nhận. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng lời khai của người làm chứng như một nguồn chứng cứ để xem xét giải quyết vụ án chứ không phải là bắt buộc là căn cứ duy nhất để giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, những người chưa thành niên vẫn có thể làm người làm chứng nếu họ biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự cũng với họ phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách là người làm chứng và họ phải không thuộc các trường hợp cấm.

Các hoạt động tố tụng mà người làm chứng tham gia

Các hoạt động tố tụng mà người làm chứng được tham gia theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm có các hoạt động sau:

          – Thứ nhất là tham gia vào hoạt động khám nghiệm hiện trường;

          – Thứ hai là tham gia vào hoạt động lấy lời khai người làm chứng;

          – Thứ ba là tham gia vào hoạt động đối chất;

          – Thứ tư là tham gia vào hoạt động nhận dạng;

          – Thứ năm là tham gia vào hoạt động nhận biết giọng nói;

          – Thứ sáu là tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

          Trên đây là những thông tin tư vấn về quy định mới nhất của Bộ luật tố tụng hình sự về người làm chứng mà bạn cần biết. Nếu các bạn có bất cứ những thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ ngay tới Luật hình sự để được giải đáp kịp thời nhé./

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments