Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiCăn cứ miễn trách nhiệm hình sự là gì? Trường hợp miễn...

Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự là gì? Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Chủng ta luôn biết rằng, mọi hành vi phạm tôi sẽ luôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên cũng có trường hợp người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự đó là trường hợp người phạm tội là người mất năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, bên cạnh trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự thì cũng có các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy cụ thể thế nào là miễn trách nhiệm hình sự và căn cứ nào để được miễn? Xin mời bạn đọc cùng Luật hình sự chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

miễn trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Miễn trách nhiệm hình sự là việc không buộc người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Theo đó, có thể thấy, miễn trách nhiệm hình sự là việc người phạm tội không phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý, hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi phạm tội gây ra theo quy định của pháp luật.

Việc quy định này đã góp phần thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo của Nhà nước. Tuy nhiên, chế định nhân đạo này không phải được áp dụng đối với mọi đối tượng, mọi trường hợp. Việc miễn chỉ xảy ra áp dụng đối vói người đã có hành vi phạm tội nhưng có các căn cứ theo quy định của pháp luật để được miễn hoặc có thể miễn trách nhiệm hình sự.

Căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự

Để được miễn trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải thuộc vào một trong hai trường hợp là đương nhiên miễn hoặc có thể miẽn và đáp ứng một trong số các điều kiện của từng trường hợp. Cụ thể:

Trường hợp đương nhiên miễn

Tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định khi người phạm tội có một trong hai căn cứ sau thì sẽ đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự. Hai căn cứ do gồm:

+ Một là, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây được coi là căn cứ đương nhiên bởi việc xác dịnh một hành vi có được coi là ội phạm hay không luôn phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Do đó, khi pháp luật không còn quy định hành vi đó là tội phạm thì người thực hiện hành vi đó sẽ được nhiên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Khi có quyết định đại xá. Đây được coi là quy định thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước và pháp luật. Theo đó khi có quyết định đại xá của Quốc hội thì người phạm tội sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

Trường hợp có thể miễn

Nếu với trường hợp đương nhiên ở trên là khi thuộc trường hợp đó, người phạm tội sẽ đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự. Thì trong trường hợp này, khi người phạm tội thuộc vào một trong bốn căn cứ sau thì chỉ có thể được miễn tức là có thể được miễn hoặc không được miễn. Cụ thể gồm:

+ Một là, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Theo đó, khi có sự chuyển biến của tình hính khiến hành vi đó không còn nguy hiểm thì sẽ được miễn tuy nhiên khi hành vi đó vãn đượcquy định là tội phạm thì sẽ không được miễn.

+ Hai là, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo bởi một người mắc bệnh hiểm nghèo đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nữa nên việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho họ được an tâm dưỡng bệnh trong khoảng thời gian còn lại.

+ Ba là, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Đây là trường hợp thể hiện sự khoan hồng của pháp luật trước người phạm tội biết ăn năn, hối cải quay đầu sửa sai cho hành vi phạm tội của mình.

+ Bốn là, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Và để có thể miễn, người phạm tội có thể làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và áp dụng quy định này nếu đáp ứng một trong các căn cứ trên.

miễn trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự có án tích không?

Án tích chỉ xảy ra khi người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự tức là phải gánh chịu các hình phạt, hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội gây ra. Do đó, khi được miễn trách nhiệm hình sự sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đó, đồng nghĩa với việc họ sẽ không có án tích.

So sánh miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Tiêu chíMiễn trách nhiệm hình sựMiễn hình phạt
Khái niệmLà việc chủ thể phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luậtLà việc chủ thể phạm tội không bị áp dụng các hình phạt do hành vi phạm tội gây ra
Hậu quả pháp lýKhông bị coi là có án tíchVẫn có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích
Đối tượng áp dụngNgười bị kết án hoặc chưa bị kết ánNgười đã bị kết án bở một bản án có hiệu lực
Thẩm quyềnCơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánTòa án

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments