Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựQuy trình khám nghiệm tử thi theo đúng quy định của pháp...

Quy trình khám nghiệm tử thi theo đúng quy định của pháp luật

Trong nhiều vụ án cần đến công tác khám nghiệm tử thi để xác minh, đối chứng thì người thực hiện công việc này phải tiến hành khám nghiệm đúng quy trình và theo như quy định của pháp luật ban hành để đảm bảo tính an toàn, chính xác, cẩn thận và hợp pháp. Hôm nay, luật hình sự sẽ mang đến cho các bạn nội dung về quy trình khám nghiệm tử thi qua bài viết dưới đây.

khám nghiệm tử thi
khám nghiệm tử thi

Khái niệm khám nghiệm tử thi

Khái niệm này được hiểu từ nhiều góc độ có tính chất chuyên môn. Khám nghiệm tử thi đều có thể thực hiện nhằm mục đích pháp lý lẫn mục đích về y tế.

Dưới góc độ của y học, khám nghiệm tử thi được xem là một phương thức phẫu thuật trình độ cao nhằm thực hiện việc xét nghiệm tử thi để xác định rõ tàng và chính xác nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có chứa bệnh tật hay chấn thương nào đó trong cơ thể tử thi hay không. Đây là một quy trình được tiến hành bởi những bác sĩ chuyên môn có tay nghề được gọi chung với tên là những nhà bệnh lý học.

Dưới góc độ pháp lý, khám nghiệm tử thi pháp lý được tiến hành khi nguyên nhân của cái chết từ lí do tội phạm, trong khi việc khám nghiệm tử thi y học được thực hiện để chủ động tìm ra nguyên nhân dẫn đến tử vong về mặt y học và dùng những trường hợp nguyên nhân cái chết không rõ ràng và không có cách nào xác định được, hoặc có thể thực hiện vì mục đích nghiên cứu. Theo đó, đối với tố tụng hình sự, khám nghiệm tử thi là một bước trong hoạt động điều tra nhằm khám nghiệm hiện trường và phát hiện dấu vết tội phạm nằm trên cơ thể nạn nhân là các đối tượng đã chết, xác định nguyên nhân cái chết nhằm giúp giải quyết các vụ án có người chết như vụ án về tai nạn giao thông, hay có thể là tai nạn lao động hay một số trường hợp khác dẫn đến cái chết.

Quy trình khám nghiệm tử thi

1 .Điều kiện để thực hiện việc khám nghiệm tử thi

– Có sự đồng ý hay chấp thuận của người đó ( chủ thể) trước khi chết;

– Có sự đồng ý và chấp thuận của cha, mẹ, vợ, chồng, hay con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có bất kì ý kiến nào của người đó trước khi chết;

– Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, các cơ sở chữa bệnh hoặc những cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cụ thể được luật quy định 1 cách rõ ràng và hợp pháp.

2 .Phân loại

– Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu: Khám nghiệm theo yêu cầu được thực hiện khi mà có sự đồng ý của người đó( chủ thể) trước khi chết hoặc có sự đồng ý, chấp thuận của cha, mẹ, vợ, chồng, hay con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có bất kì ý kiến nào của người đó trước khi chết. Trong trường hợp cụ thể này, thì các cơ quan chức năng không thể tiến hành quá trình khám nghiệm khi chưa có yêu cầu từ phía người chết.

– Khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật: trong trường hợp này thực hiện theo quyết định của các cơ quan chức năng mà cụ thể là của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể trong trường hợp luật quy định rõ ràng và chính xác. Khi có căn cứ cho thấy người đó chết bất thường hay có thể là chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết thì các cá nhân đứng đầu này được quyền ra quyết định trong việc khám nghiệm để xác định nguyên nhân cái chết và tiến hành phục vụ công tác tố tụng theo quy định của pháp luật mà không cần phải đáp ứng bất cứ yêu cầu nào từ phía người được khám nghiệm.

Theo chuyên ngành y khoa, khám nghiệm tử thi có thể được phân loại cụ thể, dễ dàng ra thành khám nghiệm bên ngoài và khám nghiệm bên trong. Khám nghiệm bên trong sẽ yêu cầu có sự đồng ý của họ hàng máu mủ ruột thịt. Sau khi kết thúc khám nghiệm bên trong, cơ thể của người chết sẽ được tiến hành hoàn nguyên bằng cách khâu lại.

3 .Chủ thể có quyền được tiến hành khám nghiệm tử thi

Điều 202, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định cụ thể trong việc thủ thể thực hiện việc khám nghiệm:

“Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

4 .Trình tự, thủ tục khám nghiệm tử thi

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định:

– Thứ nhất, khi thực hiện việc khám nghiệm , Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự phải thực hiện việc chụp ảnh, mô tả một cách đầy đủ các dấu vết để lại trên cơ thể của tử thi, chụp ảnh, thu thập, bảo quản các mẫu vật nhằm phục vụ cho công tác trưng cầu giám định để dễ dàng xác định nguyên nhân cái chết hoặc truy tìm tung tích của nạn nhân.

Thứ hai, kiểm sát viên phải thực hiện công việc ghi chép, mô tả một cách đầy đủ và chính xác, rõ ràng, cụ thể về những dấu vết còn để lại trên tử thi để có thể dùng làm cơ sở cho công việc xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.

Sau cùng, trường hợp cần thực hiện việc khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và đồng thời tiến hành thông báo cho người thân ruột thị hay thân thích của người chết trước khi khai quật. Trường hợp nếu người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì cơ quan chịu trách nhiệm thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện chôn cất tử thi biết. Kiểm sát viên phải kiểm sát hoàn toàn về trình tự, thủ tục, bảo đảm việc khai quật tử thi diễn ra đúng và chính xác để khám nghiệm theo quy định của pháp luật.

5 .Biên bản

Biên bản khám nghiệm tử thi là văn bản do cơ quan điều tra thực hiện lập khi thực hiện công việc khám nghiệm tử thi để tiến hành xác định nguyên nhân cái chết hoặc là tìm ra dấu vết nằm trên thân thể của người bị hại để giúp cho việc chứng minh quá trình tội phạm hay các vấn đề liên quan cần đến.

Những lưu ý khi thực hiện khám nghiệm tử thi

– Khi nhận được tin báo từ Cơ quan điều tra (CQĐT) liên quan đến việc có vụ việc chết người xảy ra cần thực hiện khám nghiệm tử thi, người nhận tin bào này phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo Viện hoặc lãnh đạo đơn vị để người phân công cá nhân làm Kiểm sát viên tham gia kiểm sát và giám định quá trình . 

– Trong quá trình kiểm sát và thực hiện việc khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên cần chú ý đến các yêu cầu Điều tra viên, các thành viên của Hội đồng khám nghiệm để có thể xem xét đầy đủ các dấu vết, các thu thập tài liệu, hay chứng cứ có liên quan để làm rõ nguyên nhân chết, tung tích của nạn nhân đó; Yêu cầu Điều tra viên chụp ảnh tử thi với các nội dung phù hợp với mục đích.

– Sau khi kết thúc quá trình khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên thực hiện việc trao đổi và thống nhất với các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm liên quan đến vấn đề giao cho gia đình nạn nhân hoặc chính quyền địa phương để có thể tiến hành các thủ tục mai táng và kiểm sát việc lập biên bản khám nghiệm tử thi để có thể dễ dàng phát hiện những thiếu sót trong biên bản. 

– Sau khi tham gia quá trình kiểm sát việc khám nghiệm tử thi về, người Kiểm sát viên ghi vào sổ khám nghiệm, đồng thời chúng ta cần thực hiện việc báo cáo Viện trưởng, và Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra về những kết quả thu thập được từ việc khám nghiệm tử thi để có thể lấy ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Trên đây là những quy định đầy đủ về việc thực hiện quy trình khám nghiệm tử thi đúng cách theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích cho công việc và mục đích của bạn. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments