Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựPháp luật quy định như thế nào về vấn đề hỏi cung...

Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề hỏi cung bị can

Khi đối tượng phạm tội bị bắt giam, người điều tra có thể tiến hành quá trình hỏi cung để lấy các thông tin quan trọng về tình tiết gây án và quá trình thực hiện hành vi, để từ đó phục vụ cho quá trình xét xử. Hãy cùng với luật hình sự tìm hiểu về những quy định cụ thể của pháp luật đối với vấn đề hỏi cung bị can.

hỏi cung bị can
hỏi cung bị can

Thế nào là hỏi cung

Hỏi cung là Hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội.

Thông thường việc hỏi cung bị can được tiến hành tại cơ quan điều tra hay trại giam nhưng cũng có thể tại nơi ở của bị can.

Nguyên tắc khi hỏi cung bị can

Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

Nguyên tắc này chỉ được đánh giá đã thực sự được tôn trọng và bảo đảm trong quá trình hỏi cung khi điều tra viên quán triệt tốt một số vấn đề cơ bản sau:

– Tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung và việc lập biên bản hỏi cung bị can (các điều 182,183,184 Bộ luật tố tụng hình sự);

– Bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự;

– Những vấn đề cần đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

– Không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình, kể cả nhục hình biến tướng.

Thận trọng khách quan

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi hỏi cung thì điều tra viên cần quán triệt một số vấn đề sau:

– Phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những biện pháp ưái pháp luật để thu thập lời khai của bị can;

– Không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can;

– Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can trước khi sử dụng.

Nhiệm vụ khi hỏi cung bị can

– Thu thập, kiểm tra, củng cố chứng cứ để làm rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các đồng phạm khác. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự .

 – Phát hiện những đồng phạm khác để kịp thời truy bắt, phát hiện những vật chứng còn cất giấu để kịp thời thu giữ, phát hiện những âm mưu và hành động chuẩn bị hay đang gây án để kịp thời ngăn chặn.

– Khai thác mở rộng nhằm làm rõ quá trình hoạt động phạm tội của bị can và đồng bọn, thu thập những tài liệu để mở rộng hoạt động điều tra.

– Làm rõ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm để đề xuất các hiện pháp phòng ngừa

Biên bản khi hỏi cung bị can

Biên bản hỏi cung bị can
Biên bản hỏi cung bị can

Các câu hỏi liên quan

Có được hỏi cung bị can vào ban đêm?

Khoản 3 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc cán bộ hỏi cung vào ban đêm pháp luật không cho phép, nhưng trừ trường hợp không thể trì hoãn được (Ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm; thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội; làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can;…). Mọi trường hợp hỏi cung vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung.

Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Tức là chỉ trong trường hợp không thể trì hoãn được thì mới được hỏi cung bị can vào thời điểm này.

Các hoạt động điều tra liên quan đến hỏi cung bị can?

Điều 183, điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm

Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến quy định của pháp luật về hỏi cung bị can. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu và làm việc liên quan đến nội dung này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments