Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
Hometố tụng hình sựHiệu lực hồi tố có được áp dụng ở Việt Nam không

Hiệu lực hồi tố có được áp dụng ở Việt Nam không

Hiện nay vẫn có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề áp dụng hiệu lực hồi tố và nội dung có liên quan đến hiệu lực này trong luật ban hành của Việt Nam. Hôm nay, luật hình sự sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về nội dung của hiệu lực hồi tố, đồng thời nắm bắt rõ vấn đề sử dụng hiệu lực này tại nước ta.

hiệu lực hồi tố
hiệu lực hồi tố

Hồi tố là gì ?

Trong lĩnh vực pháp lý, hồi tố được hiểu là một dạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

Thông thường, về nguyên tắc thì những hành vi, những quan hệ xã hội diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.Theo đó, một khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì nó sẽ không được vận dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nó vốn điều chỉnh trong quá khứ nữa.

Trong những trường cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh thì vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành. Việc áp dụng này được gọi là hồi tố.

Thế nào là hiệu lực hồi tố

Như chúng ta đã biết những nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật là:

– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

– Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Hiệu lực Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự. Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định. Là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành.

Hiệu lực hồi tố có được áp dụng ở Việt Nam

Về nguyên tắc, Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Điều đó xuất phát từ nguyên tắc của Luật hình sự là có luật có tội. Nếu hành vi của một người được thực hiện trước khi đạo luật đó có hiệu lực thì không thể áp dụng đạo luật này để buộc họ phải chịu hình phạt.

Ngày nay, trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo, xuất phát từ lợi ích của bị can, bị cáo, Luật hình sự vẫn cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố. Nhưng những điều kiện và những trường hợp được phép áp dụng hiệu lực hồi tố được luật quy định hết sức chặt chẽ, rõ ràng và chỉ nhằm mục đích mang lại quyền lợi cho bị can, bị cáo phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự. 

Tìm hiểu thêm về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Trượng hợp nào được áp dụng hiệu lực hồi tố

trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố
trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố

Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.

Như vậy theo quy định trên thì Hồi tố chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương. Cụ thể như bảo vệ chính quyền trước các đối tượng tuyên truyền thông tin chống phá nhà nước, lợi ích quốc gia.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Trượng hợp nào không được áp dụng hiệu lực hồi tố

Tại khoản 2,3 điều 152 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:

2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

Về vấn về áp dụng hiệu lực hồi tố tại Việt Nam, các bạn đã được giải đáp thắc mắc qua bài viết trên đây. Chúc các bạn sẽ có một ngày thật tuyệt vời và nhiều sức khỏe.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments