Bạn biết gì về các hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015? Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về không gian và thời gian có những nội dung ra sao? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Hiệu lực của BLTTHS 2015 chính thức từ khi nào?
Theo đó Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và đã được thông qua vào ngày 20/6/2017.
Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật tố tụng hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi theo Luật số 12/2017/QH14 và sau này đổi tên là Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã chính thức có hiệu lực thi hành và được áp dụng trong các trường hợp như sau:
– Mọi điều khoản được dùng để áp dụng khi khởi tố, điều tra, cũng như truy tố, xét xử và việc thi hành bản án đối với những người thực hiện hành vi phạm tội kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018;
– Trường hợp những hành vi phạm tội đã xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà mãi sau thời gian đó mới bị phát hiện, cũng như đang bị điều tra, truy tố và xét xử hoặc đang trong thời hạn được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc xóa án tích thì sẽ có những nội dung như sau:
+ Sẽ được áp dụng những quy định sẽ có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Và sẽ không áp dụng các tội mới và những quy định hoàn toàn bất lợi cho người có hành vi phạm tội tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Hiệu lực của BLTTHS 2015 về không gian
Các hành vi phạm tội xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì Bộ luật tố tụng hình sự sẽ được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là Bộ luật tố tụng hình sự sẽ có hiệu lực tuyệt đối, cũng như các hiệu lực hồi tố với mọi hành vi phạm tội diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam dù đó là công dân nước Việt Nam hay là người nước ngoài, hoặc là những người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với những đối tượng là người nước ngoài sẽ được hưởng những đặc quyền ưu đãi và các ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó người nước ngoài sẽ được hưởng các quyền ưu đãi cũng như ngoại lệ về lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam theo các điều ước, công ước quốc tế mà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì có thể những vấn đề về trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trường hợp các hành vi phạm tội xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
Đầu tiên là đối với công dân Việt Nam nhưng không mang quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo khoản 6 BLTTHS 2015 thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm và nhận hình phạt hình sự nếu gây ra các hành vi phạm tội hình sự. Như vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật này. Vì theo như nguyên tắc quốc tịch thì toàn bộ công dân Việt Nam phải hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.
Thứ hai là với người nước nước ngoài khi có những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam thì theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định tại Khoản 2 Điều 6 BLTTHS 2015, họ có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Việt Nam trong các trường hợp được quy định trong các văn bản điều ước, công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Với những quy định trên, có thể thấy hiệu lực theo không gian đối trong trường khi áp dụng với mọi hành vi phạm tội ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam này thì sẽ này bị chi phối bởi nguyên tắc quốc tịch. Theo đó sẽ được chia ra thành 2 trường hợp:
+ Thứ nhất, đối với những công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở nước ngoài: có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của BLTTHS 2015.
+ Thứ hai, đối với người nước ngoài hoặc những pháp nhân nước ngoài: Chỉ khi hành vi phạm tội đó làm ảnh hưởng cũng như xâm hại các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc có thể là xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo các quy định của điều ước, công ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ước thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLTTHS 2015.

Hiệu lực của BLTTHS 2015 theo thời gian
BLTTHS 2015 số 100/2015/QH13 27/11/2015 của Quốc hội, đã chính thức có hiệu lực kể từ 01/01/2018, và đã được sửa đổi và bổ sung một vài nội dung như sau:
Theo đó Luật số 12/2017/QH14 20/06/2017 của Quốc hội đã được sửa đổi và bổ sung một số điều của BLTTHS 2015 số 100/2015/QH13, và chính thức có hiệu lực kể từ 01/01/2018.
Theo đó hiệu lực về thời gian phạm vi hình sự được áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 7 sẽ có nội dung như sau:
– Trường hợp thứ nhất, đối với những điều luật được người thi hành, chấp hành công vụ, được áp dụng hình phạt trong một hành vi phạm tội tại các vụ án thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án ban hành bản án, quyết định thì những điều luật đó chính là những điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm phạm tội.
– Trường hợp thứ hai, Điều luật đã quy định một tội phạm mới, một tình tiết mới, một hình phạt mới và nặng hơn, hạn chế áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, các loại trừ trách nhiệm hình sự, các loại hình phạt, xóa án tích, giảm án,.. và những quy định khác không có lợi cho người phạm tội trong trường hợp này, thì sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực và chính thức thi hành.
Điều này có thể hiểu đơn giản như sau trong trường hợp người phạm tội có hành vi phạm tội hình sự trước thời gian Bộ luật mới ra đời và có những sửa đổi, bổ sung, có thể tăng án phạt, hạn chế án treo, tăng các mức hình phạt, tình tiết,… nhưng nếu trong trường hợp không có lợi cho người phạm tội thì sẽ không được áp dụng theo các điểm được bổ sung cũng như sửa đổi của Bộ luật đó.
– Trường hợp thứ ba, đối với những điều luật xóa bỏ một tội phạm, một án phạt, một tình tiết hoặc một quy định để có thể có hình phạt nhẹ hơn, hoặc giảm án, án treo,… hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, cũng có thể miễn trách nhiệm hình sự, các loại hình phạt, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tiến hành xóa án tích và những quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực và chính thức thi hành.
Theo quy định trên có nghĩa là đối với những hành vi phạm tội hình sự xảy ra trước khi Bộ luật mới chính thức có hiệu lực và có những bổ sung sửa đổi sau này, có thể giảm án, xóa án tích, giảm nhẹ hình phạt, giảm án treo, có những quy định mới có lợi cho người phạm tội thì trong trường hợp này người phạm tội được áp dụng Bộ luật đó để có thể xác định mức hình phạt cuối cùng.
Tóm lại, từ tất cả những nội dung trên kết hợp với Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành và có hiệu lực chính thức năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể thấy đối với pháp luật thì tính hiệu lực của các bộ luật là vô cùng quan trọng, việc áp dụng đúng thời điểm, đúng căn cứ pháp lý tại thời điểm căn cứ đó có hiệu lực được thực hiện và phải do đúng cơ quan có thẩm quyền áp dụng mới được coi là mang tính pháp luật, và có hiệu lực có thể buộc người vi phạm phải tuân thủ theo đúng quy định, nếu áp dụng sai thời điểm, hoặc không có căn cứ khi căn cứ đó không có hiệu lực thì mọi cáo buộc đều vô lý và không được chấp hành.