Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiThế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả và những...

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả và những điểm cần lưu ý

Một trong những loại tội phạm khá phổ biến mà bạn cần phải biết là xâm phạm quyền tác giả, bởi đây là hành vi phạm pháp nghiêm trọng xâm phạm đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân về sáng tác. Nắm vững khái niệm về tội xâm phạm quyền tác giả sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Vậy tội xâm phạm quyền tác giả là gì? Và những quy định pháp luật hình sự mới nhất về tội xâm phạm quyền tác giả ra sao? Hãy cùng Luật hình sự tìm hiểu nhé.

Thế nào là xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là gì theo quy định pháp luật
Xâm phạm quyền tác giả là gì theo quy định pháp luật

Xâm phạm quyền tác giả nói một cách dễ hiểu là hành vi chiếm đoạt, sao chép hoặc lấy ý nguyên ý tưởng, chất xám từ người khác thành của mình, sử dụng vào mục đích cá nhân mà không được sự cho phép hay đồng thuận từ phía người sáng tạo ra sản phẩm, ý tưởng đó thì cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả. Một số lĩnh vực thường xuyên bị đánh cắp chất xám và sản phẩm có thể kể đến như : âm nhạc, tranh, ảnh, truyện tranh, tiểu thuyết, thương hiệu,… bằng nhiều hình thức đánh cắp khác nhau nhưng mục đích chính là lấy làm “của riêng” cho mình.

*Lưu ý: Các hành vi cắt xén, sửa đổi, chắp vá hoặc chèn thêm hình ảnh nhằm thay đổi cấu trúc sản phẩm, chất xám của người khác thành của mình và sử dụng vào mục đích riêng dưới bất kỳ hình thức nào thì khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật.

Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là gì theo quy định pháp luật
Yếu tố cấu thành tội xâm phạm bản quyền tác giả

a, Về mặt khách quan

Chiếm đoạt, lấy cắp hay sao chép ý tưởng, sản phẩm của người khác mà chưa được sự cho phép của người đó

Hành vi chỉnh sửa, chắp vá, chèn hình ảnh khác để sửa đổi tác phẩm, chất xám của người khác thành của mình

Tiến hành công bố tác phẩm, chất xám hoặc ý tưởng của người khác dưới tên cá nhân, tổ chức, thương hiệu của mình

Người phạm tội sử dụng thông tin giả mạo để giả danh chủ sở hữu của tác phẩm, sản phẩm nào đó bất kỳ

Tuyên truyền hay xuyên tác, có ý đồ xấu với tác phẩm, chất xám hay ý tưởng của người khác, được tạo ra dựa trên công sức của người khác và thuộc quyền sở hữu của người khác

Tự ý sử dụng sản phẩm, tác phẩm hay chất xám của người khác mà không trả phí nhuận bút hoặc phí bản quyền cho tác giả sử dụng vào mục đích riêng, không có sự đồng thuận từ tác giả

b, Về mặt khách thể

Hành vi Xâm phạm quyền tác giả với các thủ đoạn gian dối, tinh vi mang tính chất chuyên nghiệp nhằm thực hiện hành vi sai trái của mình xâm phạm đến những điều luật và quy định được nhà nước cho phép về quyền sở hữu trí tuệ của công dân. Gây tổn hại nghiêm trọng, bức bách thêm cho cá nhân, tổ chức hợp xảy ra rủi ro, bị thất thoát tài sản do hành động xâm phạm bản quyền của chủ thể. Tội Xâm phạm quyền tác giả là hành động sai trái, vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến xã hội và tính công bằng của công dân được bảo đảm về trí tuệ, chất xám, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đến các quy định được pháp luật ban hành và bảo vệ bởi nhà nước.

c, Về mặt chủ thể:

Tội Xâm phạm quyền tác giả là hành vi xâm phạm đến chất xám, ý tưởng do cá nhân, tổ chức sở hữu trong trạng thái tỉnh táo, đầy đủ năng lực về pháp lý và trách nhiệm hình sự đối diện trước pháp luật. Người phạm tội biết rõ xâm phạm quyền tác giả hành vi sai trái, không được pháp luật cho phép nhưng vẫn cố ý tổ chức, tiến hành vi phạm dưới nhiều hình thức hay quy mô lớn nhỏ mang tính chuyên nghiệp nhằm mục đích chính là xâm phạm bản quyền, việc làm của chủ thể hướng đến kết quả sau cùng là khoản lợi thu được từ việc xâm phạm quyền tác giả của người khác.

Xét về mặt đạo đức, người phạm tội không có đủ tư cách nhân phẩm; Xét về mặt xã hội, hành động sai trái của người phạm tội bị đào thải; Xét về mặt chủ quan, thể hiện sự yếu kém từ phẩm hạnh đến danh dự; Xét theo mặt khách quan, người phạm tội phải đối diện với bản án vi phạm pháp luật hình sự từ tòa án nhân dân tối cao, tùy theo mức độ phạm tội.

Quy định pháp luật về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là gì theo quy định pháp luật
Quy định pháp luật về tội xâm phạm bản quyền tác giả

*Dựa theo cơ sở – Điều 28, thuộc Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019) ban hành, quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm những nội dung như sau:

Người nào thực hiện hành vi chiếm đoạt, sao chép hoặc lấy nguyên ý tưởng, chất xám từ người khác thành của mình, sử dụng vào mục đích cá nhân mà không được sự cho phép hay đồng thuận từ phía người sáng tạo ra sản phẩm, ý tưởng đó hay sử dụng mà không trả phí nhuận bút, phí bản quyền cho chủ sở hữu thì cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành

Một số lĩnh vực thường xuyên bị đánh cắp chất xám và sản phẩm có thể kể đến như : âm nhạc, tranh, ảnh, truyện tranh, tiểu thuyết, thương hiệu,… bằng nhiều hình thức đánh cắp khác nhau nhưng mục đích chính là lấy làm “của riêng” cho mình. Mọi hành vi cắt xén, sửa đổi, chắp vá hoặc chèn thêm hình ảnh nhằm thay đổi kết cấu sản phẩm, chất xám của người khác thành của mình và sử dụng vào mục đích riêng dưới bất kỳ hình thức nào thì khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả.

Khung hình phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là gì theo quy định pháp luật
Mức xử lý tội xâm phạm bản quyền về tác giả

*Dựa theo cơ sở – Điều 28, thuộc Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019) ban hành, quy định về khung hình phạt đối với tội xâm phạm quyền tác giả bao gồm những nội dung như sau:

a, Đối với cá nhân phạm tội

Khung hình phạt thứ nhất – Khoản: Phạt người phạm tội cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tiền từ 50.000.000 triệu đồng đến 500.000.000 triệu đồng (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi xâm phạm bản quyền thuộc sở hữu của người khác quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005.

Khung hình phạt thứ hai – Khoản 2: Phạt người phạm tội mức tù giam từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng (theo quy định pháp luật hiện hành), trong trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi sau:

Đã bị kết án nhưng vẫn tiếp tục phạm tội đến lần thứ hai hoặc tái phạm gây nguy hiểm cho xã hội

Thu khoản lợi nhuận bất hợp pháp từ 300.000.000 triệu đồng trở lên

Làm thiệt hại cho chủ sở hữu về quyền tác giả cũng như các quyền liên quan từ 500.000.000 triệu đồng trở lên

Người phạm tội gây tổn hại đến sản phẩm, chất xám, trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người khác từ 500.000.000 triệu đồng trở lên

Tiến hành tổ chức, lên kế hoạch cụ thể mang tính chất chuyên nghiệp trong thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền tác giả

  • Khung hình phạt bổ sung: Phạt tiền người phạm tội từ 20.000.000 triệu đồng đến 200.000.000 triệu đồng (theo quy định pháp luật hiện hành), buộc thôi chức vụ hay đảm nhiệm chức vụ và làm công việc cụ thể từ 01 năm đến 05 năm, đồng thời phải chịu sự quản thúc chặt chẽ từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm tại:

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tội thông đồng bao che cho người trốn thuế

Bài viết trên đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản thế nào là xâm phạm quyền tác giả và những quy định xét xử về tội xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Nắm rõ phạm trù này sẽ giúp bạn trang bị cho bản thân năng lực tự vệ, chủ động hơn trong cuộc sống để bảo vệ gia đình và những người thân yêu trước tội phạm nguy hiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi Luật hình sự thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào nhé.

Ngọc Linh Nguyễn
Ngọc Linh xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments