Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeTội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, danh dựNhững lưu ý trong quy định pháp luật về tội giết người...

Những lưu ý trong quy định pháp luật về tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Hiện nay, có khá nhiều vụ án giết người mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát là từ các hành vi tự vệ của một cá nhân trước sự tấn công của người khác. Vậy, trong trường hợp nào pháp luật quy định hành vi giết người nhằm mục đích tự vệ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu nhé!

Thế nào là giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa phòng vệ chính đáng là gì? Theo Điều 22 BLHS 2015 có quy định về trường hợp phòng vệ chính đáng thì có thể hiểu đơn giản như sau: Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân nào đó vì mục đích bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, hay là của người khác hoặc là vì lợi ích của Nhà nước, các cơ quan và tổ chức mà đã có hành vi chống trả lại một cách cần thiết với người mà đang có hành vi xâm phạm đến những lợi ích được nêu trên. Do đó, người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng như vậy sẽ không bị xem là tội phạm.
Tuy nhiên, khi những hành vi giết người để tự vệ mà vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tức là hành vi giết người để chống trả một cách quá mức cần thiết và không phù hợp với những tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi xâm hại của người khác đến những lợi ích cần được bảo vệ đó thì cá nhân thực hiện hành vi vượt quá đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Đó được gọi là giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Yếu tố cấu thành tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Những lưu ý trong quy định pháp luật về tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tương tự như các tội phạm thông thường, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng có 04 yếu tố cấu thành cơ bản, đó là khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm để có thể phân biệt với những tội danh khác.

Khách thể của tội phạm

Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã xâm phạm đến quyền sống của người khác được pháp luật bảo vệ. Đồng thời tội phạm này cũng xâm phạm đến quyền phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mặt khách quan của tội phạm

  1. Hành vi khách quan của tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thể hiện ở việc cá nhân nào đó đã tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điểm đặc biệt là một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội danh này thì phải xác định rằng trong lúc này, người phạm tội đang có quyền phòng vệ chính đáng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện quyền này thì người đó đã có hành vi vượt quá mức cần thiết dẫn đến giết chết người. Trong khi đó, nạn nhân cũng đã có hành vi sai trái và xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Lúc này, hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp nêu trên của nạn nhân đang gây ra thiệt hại hoặc là đang đe dọa gây thiệt hại thực sự, ngay tức khắc.
  2. Tóm lại, có thể hiểu hành vi của người phạm tội là hành vi xuất phát từ việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại.
  3. Đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phạm thì hậu quả của tội phạm là gây ra chết người. Tội phạm này được xem là hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra.

Chủ thể của tội phạm

  1. Chủ thể của tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan của tội phạm

giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Những lưu ý trong quy định pháp luật về tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
  1. Yếu tố lỗi của tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là lỗi cố ý.
  2. Về động cơ phạm tội của tội này là để nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội hoặc là quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác. Đây là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Quy định pháp luật về tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

  1. Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định cụ thể tại Điều 126 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, cá nhân nào nếu giết người do do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
  • Nếu như người nào đã có hành vi giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn của quyền phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 BLHS 2015 thì có thể bị Tòa án áp dụng các mức xử phạt như phạt cải tạo không giam giữ tới 02 năm; hoặc là phạt tù từ 03 tháng tới 02 năm. Trường hợp phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà đối với từ 02 người trở lên thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02 năm tới 05 năm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và những lưu ý trong quy định của pháp luật mà chúng ta cần biết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một tội danh rất liên quan đó là tội giết người tại đây để có cái nhìn tổng quan nhất về các tội phạm này, đồng thời dễ dàng phân biệt tội phạm. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments