Giấy tờ có giá là gì? Những quy định của pháp luật liên quan đến giấy tờ có giá bạn đã biết chưa? Cùng Luật Hình sự tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm giấy tờ có giá
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-NHNN và khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá được hiểu là các là bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức mà phát hành với những người sở hữu trong một thời hạn nhất định, cùng với các điều kiện trả lãi và điều kiện khác.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì chúng được xác định là loại giấy tờ có giá trị, ví dụ như các chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành ra giấy tờ có giá đó (thường là ngân hàng hay tổ chức tín dụng phi ngân hàng,…) với những người sở hữu (ví dụ như người mua trái phiếu hay tín phiếu,…) trong một thời gian nhất định, kèm theo điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch này.
Các loại giấy tờ có giá
Căn cứ theo quy định cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giải đáp về nghiệp vụ được quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21 tháng 09 năm 2011 có quy định các loại giấy tờ có giá bao gồm những loại sau:
1. Các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty hay kỳ phiếu, cổ phiếu theo đúng quy định của Pháp lệnh về ngoại hối.
2. Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc hay các Công cụ chuyển nhượng khác theo đúng quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005.
3. Các tín phiếu, trái phiếu hay hối phiếu, công trái và công cụ khác theo đúng quy định của pháp luật quản lý nợ công.
4. Các loại chứng khoán theo đúng quy định tại Điều 6 Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010, gồm các giấy tờ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua/ chọn bán hoặc nhóm chứng khoán, chỉ số chứng khoán, hợp đồng góp vốn đầu tư,…
Có thể thấy, chỉ có những giấy tờ nào mà được ghi nhận tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và theo Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011 thì mới được xác định là giấy tờ có giá. Còn các loại giấy tờ khác mà không thuộc các giấy tờ được chúng tôi liệt kê ở trên thì sẽ không phải.
Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm là giấy tờ có giá. Thực chất, ví dụ như đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tài sản thực sự chính là quyền sử dụng đất, hay đối với sổ tiết kiệm thì tài sản thực sự ở đây chính là khoản tiền gửi tại ngân hàng, do đó, chúng không phải là giấy tờ có giá.
Quy định pháp luật về tội lưu hành giấy tờ có giá giả
Tội lưu hành giấy tờ có giá giả được quy định tại Điều 208 BLHS 2015. Cụ thể theo đó, các dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm:
Mặt khách quan của tội phạm: về hành vi được thể hiện qua hành vi của người nào mà sử dụng các đối tượng nêu trên để thanh toán như là séc thật, các giấy tờ có giá trị thật.
Về khách thể, hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến các quy định về quản lý tài chính (cụ thể là các phương tiện thanh toán) của Nhà nước.
Mặt chủ quan, người phạm tội này thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Về chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Theo quy định trên, người phạm tội này phải chịu mức hình phạt cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1), phạt tù từ 02 năm – 07 năm, áp dụng đối với trường hợp người phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản (một trong các hành vi khách quan của tội phạm).
– Khung hai (khoản 2) là mức phạt tù từ 05 năm – 12 năm, khung này là khung tăng nặng được áp dụng trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng.
– Khung ba (khoản 3) là mức phạt tù từ 10 năm – 20 năm, khung này là khung tăng nặng được áp dụng trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc là đặc biệt nghiêm trọng.
– Ngoài các hình phạt chính thì người phạm tội có thể bị Toà án áp dụng các hình phạt bổ sung (khoản 4) như phạt tiền từ 10 triệu đồng – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần/ toàn bộ tài sản.
Những vấn đề cần lưu ý
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì hiện nay, nhiều người không xác định được và thường bị lầm tưởng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay giấy đăng ký xe máy, đăng ký ô tô,… là những giấy tờ có giá và có thể sử dụng chúng để tham gia vào các giao dịch mua bán hay chuyển nhượng.
Tuy nhiên các loại giấy tờ này lại không được pháp luật liệt kê trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên chúng không được coi là giấy tờ có giá mà chỉ được xem là các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đấy.
Trên đây là những chia sẻ về giấy tờ có giá và các quy định của pháp luật liên quan. Bạn có thể tham khảo thêm tiền giả hay tội buôn bán hàng cấm. Chúc bạn thành công!