Thứ Tư, Tháng Mười Hai 6, 2023
Google search engine
Hometố tụng hình sựThế nào là động cơ phạm tội và pháp luật quy định...

Thế nào là động cơ phạm tội và pháp luật quy định ra sao

Trong các vụ án được điều tra, các đối tượng phạm tội thường có các động cơ phạm tội để thực hiện gây án. Hôm nay, chúng ta hãy cùng với luật hình sự tìm hiểu về nội dung liên quan đến động cơ phạm tội và những quy định của pháp luật có liên quan qua bài viết dưới đây.

Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội

Khái niệm động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Động cơ phạm tội nói chung đều có ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nhưng hướng ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đó không giống nhau trong tất cả các trường hợp. Do vậy, động cơ phạm tội có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc chỉ là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung.

Ý nghĩa của việc xét động cơ phạm tội

– Nhân tố tâm lý bên trong chủ thể thúc đẩy họ thực hiện hành động là động cơ của hành động.

– Động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (các lợi ích,các nhu cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Nó thể hiện qua hình thức tội phạm ẩn.

– Cơ sở tạo thành động cơ là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, các lợi ích sai lệch của cá nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực của xã hội.

– Động cơ phạm tội chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý. Những tội phạm vô ý người phạm tội không mong muốn thực hiện tội phạm; vì vậy khi thực hiện hành vi bên trong chủ thể không có động cơ phạm tội thúc đẩy; những tội vô ý có thể có động cơ hành động chứ không thể có động cơ phạm tội.

– Động cơ phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội; song không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Luật hình sự quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội như; (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) với một số ít tội phạm; cũng có thể được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt như; (dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ). Động cơ này có thể được quy định xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; hay tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Quy định pháp luật về động cơ phạm tội

– Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu có ý nghĩa định tội trong mọi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, một số tội phạm trong BLHS quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội thì người phạm tội bắt buộc phải có động cơ đó. Ví dụ: Một số tội phạm trong BLHS quy định dấu hiệu định tội là động cơ vì vụ lợi hay vì động cơ cá nhân khác thì người phạm tội bắt buộc phải có động cơ này (ví dụ các tội phạm được quy định tại các Điều 162, 177, 316, 357 BLHS).

– Một số tội phạm trong BLHS quy định động cơ là dấu hiệu định khung hình phạt. Ví dụ: Khoản 1 Điều 123 BLHS quy định “động cơ đê hèn” là dấu hiệu định khung hình phạt của tội giết người.

– Nếu động cơ phạm tội không được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt trong tội phạm cụ thể thì nó có thể trở thành tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: phạm tội vì động cơ đê hèn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS; động cơ phạm tội do phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS.

Ví dụ minh họa về động cơ phạm tội

Ví dụ: Động cơ giết người của tội giết người có thể do mâu thuẫn phát sinh hàng ngày mà người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tát yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh. Loại biểu hiện này rõ nét. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm v.v… còn gọi là cố ý có dự mưu.

Động cơ phạm tội của tội trộm cắp tài sản là yếu tố vật chất. Yếu tố vật chất thúc đẩy hành vi của họ từ bên trong dẫn tới mục đích phạm tội trộm cắp tài sản ra bên ngoài. Họ trộm cắp tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành động cướp tài sản

Trên đây là các thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo về động cơ phạm tội, hi vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments